logo-dich-vu-luattq

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu và ngăn chặn kịp thời các tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài. Trên cơ sở quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp hòa giải, hiện nay đã mang đến nhiều chuyển biến tích cực. Biên bản hòa giải tranh chấp đất chính là kết quả của một cuộc hòa giải kéo dài. Vậy Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là kết quả của một quá trình bàn bạc, xem xét cũng như nhu cầu của các bên trong tranh chấp đất đai, được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Từ đó, dựa trên biên bản này, để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo sau hòa giải.

Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai?

Luật Đất đai 2013 quy định về 3 cơ quan có thẩm quyền xem xét việc hòa giải cho các bên trong tranh chấp đất đai như sau:

– Nhà nước khuyến khích các bê tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, trong đó đây là loại tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Những nội dung cơ bản của Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Để một Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai đủ và đúng quy định của pháp luật, cần phải đáp ứng đủ các nội dung chính sau đây:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Hầu hết trong các văn bản hành chính thông dụng, thì phần quốc hiệu là phần không thể thiếu của loại hình văn bản này.

– Chủ thể ra quyết định hòa giải: Chủ thể ở đây được chia ra làm 3 trường hợp cụ thể: Nếu hòa giải ở cơ sở thì chủ thể có thể là Cộng đồng thôn, xóm, …, trường hợp hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì chủ thể ban hành có thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trong trường hợp hòa giải tại Tòa thì Tòa án nhân dân cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền tiến hành hòa giải.

– Tên biên bản hòa giải: Ở phần tên này cần nêu rõ được nội dung hòa giải và thông tin của đại diện hai bên hòa giải.

– Căn cứ để đưa ra biện bản hòa giải: Thông thường, thủ tục hòa giải được áp dụng theo Luật Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Trong lĩnh vực đất đai thì có thêm Luật Đất đai 2013 và đồng thời, phải xét thêm về nhu cầu của các bên trong hòa giải.

– Các thành phần tham dự buổi hòa giải:

+ Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

+ Bên có đơn tranh chấp: Trong nội dung này cần nêu rõ được thong tin cá nhân cụ thể bao gồm: Họ tên, năm sinh, loại, số giấy tờ chứng thực cá nhân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, …

+ Người bị tranh chấp đất đai: Thông tin như Bên có đơn tranh chấp.

+ Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có): Thông tin như Bên có đơn tranh chấp.

– Nội dung của buổi hòa giải: Trong phần này, người lập biên bản hòa giải cần phải ghi được thật sự chi tiết tiến trình của cuộc hòa giải, đồng thời, ghi rõ quan điểm của người chủ trì, ý kiến của các bên trong hòa giải. Mặt khác, cần đưa ra được kết luận đã nêu trong phiên hòa giải đó.

– Cuối cùng là chữ ký của người chủ trì và người ghi biên bản, Các thành viên Hội đồng hòa giải và các bên có liên quan.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, Chúng tôi xin gợi ý cho Quý bạn đọc một mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được sử dụng thông dụng nhất năm 2020 đối với việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân. Cụ thể như sau:

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ …………………

—————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

BIÊN BẢN

Tìm hiểu thêm: Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông

Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….

Căn cứ:

– Luật Hiếp pháp năm 2013 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Luật Đất đai 2013;

– Xét về nhu cầu của các bên.

Dựa theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …/…/… của ông (bà) …. Địa chỉ …. …….

I. Thành phần tham gia cuộc hòa giải

Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………,

Chúng tôi gồm có:

1. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:

– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

2. Bên có đơn tranh chấp:

Ông (bà): ………………………. Năm sinh: …………

CMND/CCCD số: ……………. Do ……………… cấp ngày …/…/…

Tham khảo thêm: Xác nhận sơ yếu lý lịch

Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………..

3. Người bị tranh chấp đất đai:

Ông (bà): ………………………. Năm sinh: ……….

CMND/CCCD số: ……………. Do ……………… cấp ngày …/…/…

Tham khảo thêm: Xác nhận sơ yếu lý lịch

Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………..

4. Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):

Ông (bà): ………………………. Năm sinh:

CMND/CCCD số: ……………. Do ……………… cấp ngày …/…/…

Tham khảo thêm: Xác nhận sơ yếu lý lịch

Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………..

II. Tiến trình cuộc hòa giải

– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hoà giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.

– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

– Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:

+ Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);

+ Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);

+ Ý kiến của người có liên quan;

+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hoà giải.

III. Kết luận

Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hoà giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:

+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tham gia hoà giải thoả thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do;

+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành

+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.

Người chủ trì Người ghi biên bản

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Các bên tranh chấp đất đai

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Các thành viên hội đồng hòa giải

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Các bên liên quan

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Trên đây là Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện dân sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !