Có 02 loại phiếu Lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu Lý lịch tư pháp số 2, mỗi loại lại phục vụ các mục đích khác nhau, cung cấp một số thông tin khác nhau. Nên bất kỳ ai muốn xin cấp Lý lịch tư pháp đều phải xác định được loại phiếu mình cần xin.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về:
Xem thêm: Lý lịch tư pháp số 2 là gì
- Quy định của pháp luật về các loại phiếu lý lịch tư pháp
- Phân biệt Lý lịch tư pháp số 1 và số 2
1. Quy định của pháp luật về các loại phiếu lý lịch tư pháp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, có 02 loại Phiếu Lý lịch tư pháp hiện đang được các cơ quan tư pháp cấp. Đó là:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này, tức là cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt , cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này (tức là cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử) và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Dưới đây là mẫu lý lịch tư pháp số 1 và mẫu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất.
2. Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2
Lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1? Đó là câu hỏi của rất nhiều người. Chúng tôi xin trả lời cụ thể rằng, phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau ở 4 nội dung dưới đây:
- Đối tượng xin cấp
- Mục đích sử dụng
- Nội dung thể hiện trên phiếu, và
- Ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục.
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết hai loại phiếu này.
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Còn về cách làm lý lịch tư pháp số 1 và cách làm lý lịch tư pháp số 2 không hề có bất kỳ sự khác nhau nào. Dù là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2, bạn cũng sẽ làm tại cơ quan tư pháp nơi cư trú. Bạn hoàn toàn có thể xem thủ tục làm lý lịch tư pháp này.
Đọc thêm: Đất thổ cư là gì ? Khái niệm về đất thổ cư theo quy định pháp luật