logo-dich-vu-luattq

Trưng dụng là gì ? Quy định pháp luật về trưng dụng

Xin chào công ty luật Minh Khuê. Xin luật sư cho tôi hỏi “Trung dụng” được hiểu là gì? Quy định pháp luật về trưng dụng như thế nào? Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Đông Hùng – Ninh Bình

Xem thêm: Trưng dụng là gì

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008

2. Trưng dụng là gì?

Trưng dụng là tạm lấy, tạm sử dụng tài sản, nhân công của cá nhân công dân hay của cơ quan dưới quyền trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công việc cần kíp, trước mắt. Ví dụ: trưng dụng ô tô và các phương tiện khác cùng nhân công của các đơn vị bộ đội đóng quân gần đó vào việc chữa cháy, hoặc trưng dụng bộ đội thuộc các đơn vị trong địa bàn vào việc chống bão lụt…

Trưng dụng được sử dụng với tư cách là một thuật ngữ pháp lý khi nó được coi là một biện pháp pháp luật.

Trưng dụng, hiểu theo nghĩa này là biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm buộc công dân, tổ chức, cơ quan phải giao tài sản, nhân lực cho cơ quan nhà nước, cán bộ thực hành công vụ tạm thời sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh… hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước vì lợi ích quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Hiện hành căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008: Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

3. Các trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng

Tại Điều 5 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy đinh về điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản. Theo đó, việc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;

3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;

4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Ví dụ:

– Chiến sĩ cảnh sát đang đi bộ tuần tra trên đường phố, bắt gặp kẻ cướp giật tài sản bỏ chạy bằng xe máy. Chiến sĩ cảnh sát có quyền trưng dụng xe máy, ô tô của khách qua đoạn đường đó để sử dụng đuổi bắt tội phạm;

– Trên đường xảy ra vụ tai nạn giao thông, cảnh sát giao thông hoặc những người có mặt tại hiện trường có thể dừng bất kì xe máy hay ô tô nào chạy qua yêu cầu họ chở ngay người bị nạn đến Bệnh viện cấp cứu;

– Trường hợp xảy ra lũ lụt, thiên tai, địch hoạ, cơ quan và những người có trách nhiệm có quyền yêu cấu các công dân, tổ chức có điều kiện cung cấp phương tiện, xe cộ, nhân lực để phòng chống bão lụt…

Như vậy, mặc dù có thể không quy định cụ thể về biện pháp áp dụng, nhưng trưng dụng lại là biện pháp thường được áp dụng trên thực tế trong những trường hợp khẩn cấp xảy ra, đặc biệt là ở các lĩnh vực quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Thuật ngữ “trưng dụng” còn được sử dụng trong các văn bản, quy định của Nhà nước về chính sách đất đai thời kì trước hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc và chưa có Luật Đất đai. Tại Nghị định số 151-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14.4.1959 đã quy định về Thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất để xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý. Ở thời điểm này, Nhà nước công nhận quyền sở hữu của cá nhân về rưộng đất, do đó, khi cần thiết quy hoạch đất đai để xây dựng các công trình dân sinh, quốc phòng do Nhà nước quản lý, Nhà nước -phải thực hiện biện pháp trưng dụng ruộng đất của nhân dân. Ruộng đất sau khi đã trưng dụng thuộc về sở hữu của Nhà nước. Những người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường thoả đáng. Trường hợp đã trưng dụng ruộng đất song vì lý do khách quan mà không sử dụng nữa thì cơ quan trưng dụng có thể trả lại đất cho chủ sở hữu,

Trong trường hợp trưng dụng ruộng đất ở trên thì “trưng dụng” cũng được coi là biện pháp pháp luật và được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc, điều kiện, thủ tục do pháp luật quy định. Chỉ được trưng dụng ruộng đất trong những trường hợp thật cần thiết và đủ diện tích cho công trình xây dựng, không được trưng dụng thừa.

4. Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng là gì?

Đọc thêm: Ngạch công chức là gì? Quy định về thi nâng ngạch công chức?

Căn cứ quy định tại Điều 23 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008, tài sản thuộc đối tượng trưng dụng gồm:

– Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất.

– Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.

5. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản

Điều 24 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định về thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản như sau:

– Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.

– Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.

6. Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản là gì?

Quyết định trưng dụng tài sản bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;

– Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;

– Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản;

– Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;

– Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.

Quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.

7. Thời hạn trưng dụng tài sản như thế nào?

Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định về thời hạn trưng dụng tài sản tại Điều 28.

Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến:

– Không quá ba mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

– Không quá ba mươi ngày, đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật này.

Trường hợp hết thời hạn trưng dụng tài sản nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười lăm ngày.

Quyết định gia hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

8. Hoàn trả tài sản trưng dụng như thế nào?

Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản.

Quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;

Tìm hiểu thêm: Nguyên đơn là gì ? Đặc điểm của nguyên đơn ? Pháp nhân có thể là nguyên đơn không ?

– Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;

– Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;

– Thời gian và địa điểm hoàn trả tài sản.

Thành phần tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng:

– Cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;

– Người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.

Việc hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:

– Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;

-Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản;

-Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;

-Thời gian và địa điểm hoàn trả.

Trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản không đến nhận tài sản thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng tiếp tục quản lý và tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp người có tài sản trưng dụng tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước thì xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.

9. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra

Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

– Tài sản trưng dụng bị mất;

– Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;

– Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.

Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.

Trường hợp người có tài sản trưng dụng không nhận bồi thường thì được ghi vào biên bản hoàn trả tài sản.

Trường hợp tài sản trưng dụng là tài sản nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị mất hoặc bị hư hỏng thì được bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để mua mới hoặc sửa chữa.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Trưng dụng là gì? Quy định pháp luật về trưng dụng”.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê – Sưu tầm & biên tập

Tìm hiểu thêm: Huy hiệu tượng trưng cho một nước gọi là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !