logo-dich-vu-luattq

Luật tổ chức điều tra hình sự

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14;

Xem thêm: Luật tổ chức điều tra hình sự

– Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13;

– Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

1. Khái niệm về điều tra vụ án hình sự là

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Theo đó, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập và nghiên cứu các chứng cứ của vụ án nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan, kịp thời và đúng người, đúng tội.

Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, hoạt động điều tra do ba loại cơ quan thực hiện ở các phạm vi và mức độ khác nhau. Đó là Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cơ quan được giao quyển hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, cảnh sát biển tiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Thứ nhất, điều tra vụ án hình sự là một biện pháp trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành đối với mỗi hành vi phạm tội. Mục đích chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được. Biện pháp này nhằm đảm bảo nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng (như: Truy tố của Viện kiểm sát hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, thiếu căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội).

Cuối cùng, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.

3. Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự

Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự được phân chia theo các tiêu chí sau.

3.1. Theo sự việc

Cơ quan điều tra (CQĐT) cấp huyện, CQĐT quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, Tòa án quân sự(TAQS) khu vực.

CQĐT cấp tỉnh, CQĐT quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu hoặc hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra

Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia.

3.2. Theo lãnh thổ

CQĐT có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

3.3. Theo đối tượng

Là sự phân định thẩm quyền điều tra giữa những cơ quan có thẩm quyền trong Công an nhân (CAND) với những cơ quan có thẩm quyền trong Quân đội nhân dân(QĐND); giữa CQĐT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với CQĐT của Viện Kiểm sát quân sự trung ương, căn cứ vào chủ thể thực hiện tội phạm và đối tượng bị tội phạm xâm hại.

4. Nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự được quy định cụ thể như sau:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật: Mọi hoạt động điều tra hình sự đều phải thượng tôn các quy định của pháp luật trong đó đặc biệt là các quy định của Hiến pháp (Điều 16 mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Điều 20 mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát…, Điều 22 mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở…), các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự và các vãn bản hướng dẫn hoạt động điều tra hình sự có liên quan.

– Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

– Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cơ quan điều tra cấp dưới trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra hình sự chủ động trao đổi, xin ý kiến để giải quyết những khó khăn vướng mắc với Cơ quan điều tra cấp trên.

Đọc thêm: điều 53 bộ luật hình sự

Ngược lại, Cơ quan điều tra cấp trên tiến hành chỉ đạo hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc của Cơ quan điều tra cấp dưới.

– Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự. 

Các Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Thủ trưởng, Phó thủ trưởng được ủy quyền ở các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được quyền tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của lực lượng mình.

5. Hệ thống Cơ quan điều tra hình sự

5.1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân

Cơ quan điều tra của Công an nhân dân được chia thành 2 lực lượng:

– Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân được phân chia 2 cấp đó là:

+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; 

+ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).

– Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân được chia thành 3 cấp đó là:

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh);

+ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).

5.2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân được chia thành 2 lực lượng đó là:

– Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân, được chia thành 2 cấp như sau:

+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng;

+ Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.

– Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân được chia thành 3 cấp như sau:

+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;

+ Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương;

+ Cơ quan điều tra hình sự khu vực.

5.3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đọc thêm: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được chia thành 2 lực lượng đó là:

– Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tôi cao.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

6. Tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự

Tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, cụ thể như sau:

6.1. Đối với Cơ quan điều tra của Công an nhân dân

Về tổ chức bộ máy đã có sự thay đổi cho phù hợp với thực tiễn hoạt động điều tra và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm (Điều 18):

– Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) của Công an nhân dân, Luật quy định hợp nhất Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng và Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thành Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ tại Cơ quan CSĐT Bộ Công an; thành lập mới Cục CSĐT tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ – Bộ Công an (gọi tắt là Cục CSĐT tội phạm về buôn lậu); Phòng CSĐT tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng CSĐT tội phạm về buôn lậu) tại Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh.

– Đối với Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Luật kế thừa nguyên quy định của Pháp lệnh, có sửa đổi các quy định cho tương xứng với Bộ luật Tố tụng hình sự.

Về thẩm quyền điều tra: Cơ bản giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành, có sửa chữa chophù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Để giải quyết những vướng mắc, bất cập trên thực tiễn, Luật quy định theo hướng tăng thẩm quyền điều tra cho cấp cơ sở, tạo điều kiện cho cấp trung ương và cấp tỉnh thực hiện tốt việc hướng dẫn, chỉ đạo công tác điều tra. Luật đã bổ sung, sửa đổi như sau:

– Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Luật bổ sung thẩm quyền điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại (Điều 19).

– Đối với Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Luật bổ sung thẩm quyền điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại (Điều 16); bổ sung thẩm quyền cho Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để đảm bảo khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an (Điều 17).

6.2. Đối với Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân

Về tổ chức, bộ máy: Được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh năm 2004 (Điều 22, Điều 25).

Về thẩm quyền điều tra: Cơ bản giữ nguyên như quy định của Pháp lệnh. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong quân đội có yếu tố nước ngoài và tạo điều kiện Cơ quan điều tra cấp Bộ thực hiện tốt việc hướng dẫn, chỉ đạo công tác điều tra, Luật đã bổ sung, sửa đổi như sau:

– Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội được bổ sung thẩm quyền điều tra các tội khủng bố, tội tài trợ khủng bố (các Điều 23, 24).

– Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội được bổ sung thẩm quyền điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án quân sự hủy để điều tra lại (các Điều 26, 27, 28)

5.3. Đối với Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Luật đã quy định bổ sung một số nội dung mới để phù hợp với Điều 20 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, đó là:

Về tổ chức bộ máy: Luật quy định Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các Phòng điều tra và bộ máy giúp việc; Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương gồm có Ban điều tra và bộ phận giúp việc (Điều 29).

Về thẩm quyền điều tra: Được mở rộng thẩm quyền điều tra cả về loại tội phạm, cả một số tội danh mới trong Bộ luật Hình sự, mở rộng cả về diện đối tượng phạm tội đó là:

– Về loại tội phạm: Được mở rộng thẩm quyền điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.

– Về chủ thể phạm tội: Được mở rộng thẩm quyền điều tra các chủ thể phạm tội gồm: Người bào chữa, người giám định, người dịch thuật, quản giáo, cán bộ điều tra; được mở rộng thẩm quyền điều tra đối với các chủ thể phạm tội thuộc các đơn vị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (cấp bộ), Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (cấp tỉnh) và các cơ quan Kiểm ngư và lực lượng Công an các xã, phường, Đồn, thị trấn.

– Về loại tội danh: Được mở rộng thẩm quyền điều tra một số tội phạm quy định tại Chương 14 BLHS như: Tội Làm sai lệch hồ sơ vụ việc (Điều 375) hoặc Tội Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn (Điều 377).

Tham khảo thêm: điều 171 bộ luật hình sự 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !