logo-dich-vu-luattq

Quy định về thừa kế đất đai theo luật dân sự hoặc theo di chúc ? Thủ tục chia thừa kế hợp pháp ?

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi số:1900.6162

Xem thêm: Luật thừa kế đất đai

Trả lời:

Tham khảo thêm: điều 174 bộ luật hình sự 2017

Bạn có nói ông bà nội bạn là người đứng tên trên sổ đỏ. Do đó theo quy định của pháp luật thì đây là tài sản chung của cả ông nội và bà nội bạn. Do đó ông bà bạn đều có một nửa (1/2) quyền sở hữu đối với căn nhà của hai người.

Ông bà bạn có 7 người con và hiện nay chỉ còn sống 5 người. Và ông bạn đã mất từ 10 năm trước mà không để lại di chúc phân chia tài sản cho ai. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì di sản mà ông nội bạn để lại chỉ là quyền sở hữu đối với ½ căn nhà còn quyền sở hữu ½ căn nhà là của bà bạn.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 những người sau đây có quyền thừa kế tài sản : “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy những người con của ông bạn và bà bạn có quyền thừa kế tài sản mà ông bạn để lại. Bác dâu bạn không có quyền thừa kế.

Tìm hiểu thêm: điều 12 bộ luật hình sự

Bạn không nói đến bác trai bạn chết trước, chết cùng thời điểm hay chết sau ông của bạn. Do đó nếu bác trai của bạn chết sau ông bạn thì bác trai của bạn cũng có 1 phần tài sản thừa kế đối với di sản mà ông bạn để lại. Khi bác trai bạn chết đi thì 1 phần thừa kế này sẽ được chia đều cho bác dâu bạn và 2 người con của bác ấy( vì bác ấy cũng không để lại di chúc). Do đó bác dâu của bạn cũng có quyền tham gia vào việc kí giấy tờ sang tên. Nếu bác dâu của bạn không đồng ý thì có quyền yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế của ông bạn. Bác trai của bạn chỉ được hưởng 1 phần di sản trong tổng số quyền sở hữu ½ căn nhà do đó tòa án có thể quy phần di sản đó thành tiền và chú của bạn có thể trả cho bác dâu bạn số tiền đó. Như vậy bác dâu bạn không còn quyền sở hữu đối với căn nhà nữa.

Nếu bác trai bạn chết trước hoặc cùng thời điểm với ông nội bạn. Căn cứ vào điều 652 Bộ luật dân sự thì “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống “.

Như vậy trong trường hợp này chỉ 2 người con của bác bạn được hưởng di sản thừa kế, bác dâu của bạn không có quyền sở hữu với căn nhà và việc thừa kế chỉ cần có sự đồng ý của người con của bác bạn là được. Tuy vậy pháp luật cũng quy định của pháp luật thì những giao dịch dân sự của người dưới 15 tuổi phải có sự đồng ý của người giám hộ. Nếu 2 người con của bác bạn dưới 15 tuổi thì mặc dù bác bạn không có quyền sở hữu tài sản nhưng việc 2 người con của bác bạn đồng ý sang tên cho chú bạn căn nhà ( tức là lập một hợp đồng tặng cho) thì phải có sự đồng ý của người giám hộ tức là bác dâu bạn . Do đó gia đình bạn có thể có hai cách giải quyết là yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế hoặc đợi đến khi 2 người con của bác bạn đủ 15 tuổi trở lên.

Tham khảo thêm: Đặc trưng của pháp luật là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !