logo-dich-vu-luattq

Luật thai sản 2021 về sớm 1 tiếng

Làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng

Người lao động được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng cần cung cấp cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc các giấy tờ sau:

  • Giấy xác nhận đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng.

Như vậy, pháp luật quy định về chế độ bảo vệ thai sản nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ tại nơi làm việc, vừa có thể thực hiện tốt trách nhiệm người vợ, người mẹ trong gia đình.

Xem thêm: Luật thai sản 2021 về sớm 1 tiếng

Làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
Làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng

Để có thể về sớm trước 1 tiếng khi mang thai, người lao động cần có yêu cầu, thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động nơi đang làm việc.

Từ 2021, khi nào lao động nữ mang thai được giảm giờ làm?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định giờ làm việc bình thường đối với người lao động là không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Riêng với lao động nữ mang thai, giờ làm việc sẽ được giảm bớt nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Hiện nay, theo BLLĐ năm 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc phải mang thai tới tháng thứ 7 mới được giảm giờ làm hoặc chuyển công việc nhẹ hơn. Đồng nghĩa với đó, khi mang thai dưới 07 tháng, lao động nữ vẫn phải làm công việc nặng nhọc như bình thường.

Từ 2021, khi nào lao động nữ mang thai được giảm giờ làm?
Từ 2021, khi nào lao động nữ mang thai được giảm giờ làm?

Với BLLĐ năm 2019, người lao động khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm giờ làm.

Đọc thêm: Luật Thủy lợi 2017 số 08/2017/QH14

Có thể thấy, từ ngày 01/01/2021, lao động nữ chỉ cần mang thai khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì được giảm 01 giờ làm việc hàng ngày nếu thông báo cho người sử dụng lao động biết.

Xem thêm: Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không?

Lao động nữ mang thai có phải làm ca đêm, thêm giờ?

Để bảo vệ thai sản cho lao động nữ, khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Tìm hiểu thêm: điều 103 luật đất đai 2013

Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) làm việc ban đêm, làm thêm giờ.

Do đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) vẫn có thể phải làm ca đêm, làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.

Tuy nhiên, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được người này đồng ý. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ.

Vì vậy, lao động nữ mang thai vẫn có thể phải làm ca đêm theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp nêu trên nhưng không bắt buộc làm thêm giờ khi không đồng ý.

Trên đây là những lưu ý về giờ làm việc dành cho phụ nữ mang thai sẽ được thực hiện từ năm 2021 mà doanh nghiệp cũng như người lao động cần biết.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh thì bạn đã biết được Luật thai sản 2021 về sớm 1 tiếng có được không? nhé!

Tham khảo thêm: điều 146 bộ luật tố tụng hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !