logo-dich-vu-luattq

Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017

1. Giới thiệu tác giả

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng do Quốc Hội ban hành.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung)

Xem thêm: Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017

Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung 2017)

Tác giả: Quốc Hội

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Cuốn sách “Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cập nhật hoàn thiện văn bản Luật các tổ chức tín dụng đã sửa đổi bổ sung để bạn đọc thuận tiện tra cứu và sử dụng trên thực tế.

Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 16/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và thay thế Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11.

Những năm gần đây, do nền kinh tế tăng trưởng nóng nên nhu cầu về vốn của các ngân hàng trở nên lớn hơn. Áp lực về vốn quá lớn khiến nhiều ngân hàng quyết định thông qua sở hữu chéo để tăng vốn ảo. Sở hữu chéo được hiểu là việc 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Thông thường, sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp có tính trực tiếp. Tuy nhiên, trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, sở hữu chéo thường tồn tại một cách gián tiếp, ví dụ như khi một cá nhân/tổ chức sở hữu cổ phần tại cả Ngân hàng X và Ngân hàng Y thì Ngân hàng X và Ngân hàng Y là sở hữu chéo của nhau. Hình thức sở hữu chéo gián tiếp này rất tinh vi và khó kiểm soát.

Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều động thái quyết liệt để minh bạch hóa nguồn vốn góp và xử lý sở hữu chéo như ban hành Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại điều 55 Luật các tổ chức tín dụng; ban hành quyết định phê duyệt Đề án 1058 về tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 bao gồm việc ngăn chặn sở hữu chéo lũng đoạn;.. Một động thái được cho là cứng rắn nhất của các nhà quản lý và lập pháp trong năm 2017 vừa qua là việc ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2017 trong đó bổ sung nhiều quy định mới về minh bạch hóa nguồn vốn góp và xử lý sở hữu chéo.

Một là, bổ sung quy định về trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan, theo đó Tổ chức tín dụng (TCTD) phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin về lợi ích liên quan của người quản lý, người điểu hành TCTD trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin công khai. (Khoản 4 Điều 39).

Hai là, sửa đổi, bổ sung thêm Điểm 1 Khoản c Điều 54 quy định nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật”.

Ba là, Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2017 đã hoàn thiện các quy định về không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng:

Không được cấp tín dụng:

Bổ sung quy định việc mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được coi là hoạt động cấp tín dụng để tuân thủ các quy định về cấm cấp tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

– Bổ sung quy định TCTD không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng tại.

Hạn chế cấp tín dụng:

Tìm hiểu thêm: Giải thích ý nghĩa biểu tượng ngành luật? Nguồn gốc ra đời?

Bổ sung quy định việc mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được coi là hoạt động cấp tín dụng để tuân thủ các quy định về hạn chế cấp tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

Giới hạn cấp tín dụng:

Bổ sung quy định việc mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp do khách hàng và người có liên quan của khách hàng phát hành được coi là hoạt động cấp tín dụng để tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các Tổ chức tín dụng 2010.

– Quy định giao NHNN hướng dẫn giới hạn, điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp

– Quy định giao Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, trình tự để chấp thuận cấp tín dụng vượt giới hạn cấp tín dụng thông thường.

Bốn là, sửa đổi, bổ sung thêm quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần. Nếu Luật Các tổ chức tín dụng 2010 chỉ quy định cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng thì đến Luật Sửa đổi, bổ sung lần này, các quy định này đã chi tiết hơn: “Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác”.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

4. Đánh giá bạn đọc

Các văn bản luật thường được sửa đổi, bổ sung theo thời gian do sự thay đổi của tình hình thực tiễn và chính sách kinh tế, xã hội của đất nước, điều này khiến bạn đọc nhiều khi không kịp thời cập nhật những quy định được sửa đổi, dẫn tới áp dụng sai trên thực tế. Việc xuất bản các cuốn sách hệ thống hoàn thiện văn bản luật có cập nhật đầy đủ các sửa đổi bởi văn bản luật ban hành sau sẽ rất thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu và áp dụng trong thực tiễn.

Cuốn sách là nguồn tra cứu quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng tin cậy đối với bạn đọc.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung 2017)“.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Luật Minh Khuê trích dẫn một số quy định tại Luật các tổ chức tín dụng về tổ chức, quản trị và điều hành tổ chức tín dụng tại Luật các tổ chức tín dụng để bạn đọc tham khảo:

Điều 34. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người điều hành của tổ chức tín dụng đó và của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người quản lý của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức này là công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc là thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng đó.

2. Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, người quản lý của tổ chức tín dụng khác. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành, nhân viên của cùng một tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc nhân viên của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành hoặc là cổ đông lớn của doanh nghiệp đó;

Tìm hiểu thêm: Bộ luật lao động 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và quy định mới về an toàn lao động

b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành tại tổ chức tín dụng.

3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Điều 35. Đương nhiên mất tư cách

1. Các trường hợp sau đây đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc):

a) Mất năng lực hành vi dân sự, chết;

b) Vi phạm quy định tại Điều 33 của Luật này về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ;

c) Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của

tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tư cách pháp nhân;

d) Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức;

đ) Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Khi tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

g) Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;

h) Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.

2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh về việc các đối tượng đương nhiên mất tư cách theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng trên đương nhiên mất tư cách và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này; thực hiện các thủ tục bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo quy định của pháp luật.

3. Sau khi đương nhiên mất tư cách, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.

Đọc thêm: Luật thừa kế có di chúc

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !