logo-dich-vu-luattq

Lắp đèn trợ sáng có vi phạm luật giao thông

1. Lắp đèn trợ sáng có bị phạt không?

Khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm hành vi: “Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.”

Theo đó, việc lắp đặt và sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu chủ xe vi phạm quy định này, sẽ phải chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định.

Xem thêm: Lắp đèn trợ sáng có vi phạm luật giao thông

Image removed.
Tự ý lắp thêm hoặc sử dụng đèn không đúng với thiết kế nguyên bản được xem là hành vi vi phạm pháp luật (Nguồn: Sưu tầm)

2. Mức phạt lỗi lắp thêm đèn trợ sáng cho xe

Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu chủ phương tiện cố tình lắp đặt thêm đèn xe khác với thiết kế của nhà sản xuất sẽ bị phạt như sau:

2.1. Mức phạt lỗi đối với xe máy

Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 17 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Tham khảo thêm: Ví dụ hành vi trái pháp luật

e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;”

Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng nếu xe máy lắp thêm đèn trợ sáng.

Image removed.
Việc lắp thêm đèn trợ sáng đối với xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Mức phạt lỗi đối với xe ô tô

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 16 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ:

“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe.”

Đọc thêm: Luật thừa kế tài sản mới nhất

Như vậy, người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng nếu lắp thêm đèn trợ sáng phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm và thành xe. Đồng thời, người điều khiển phương tiện bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và tịch thu đèn lắp thêm.

còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng và tịch thu đèn lắp thêm.

Tìm hiểu về việc lắp đèn trợ sáng có bị phạt không giúp chủ xe nâng cao nhận thức, tránh các hành vi vi phạm. Tùy vào loại phương tiện mà mức xử phạt sẽ có sự khác biệt. Bên cạnh đó, người dùng có thể tham khảo các dòng xe có hệ thống đèn chiếu sáng tốt, không cần phải lắp thêm đèn trợ sáng.

Xe VinFast được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, hệ thống đèn chất lượng cao là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho khách hàng. Quý khách hàng có thể tham khảo thông tin chi tiết về sản phẩm tại website: vinfastauto.com hoặc liên hệ hotline 1900 23 23 89 để được tư vấn chi tiết.

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>>> Xem thêm:

Tham khảo thêm: điều 359 bộ luật hình sự 2015

  • Đèn pha LED xe máy: Cấu tạo, nguyên lý, ưu & nhược điểm
  • Phân biệt, so sánh đèn pha Halogen, LED và đèn Projector
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !