logo-dich-vu-luattq

Khái niệm vi phạm pháp luật

Pháp luật là hệ thống tối cao nhất của một bộ máy nhà nước, được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Vậy nếu trong trường hợp vi phạm pháp luật, nó sẽ được quy kết thành phạm tội. Thế nhưng có một vấn đề vậy thì “tội phạm” và “phạm tội” có khác gì nhau không?

Khái niệm về vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Xem thêm: Khái niệm vi phạm pháp luật

Các dấu hiệu:

  • Thứ nhất, là hành vi xác định của con người: Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội… (các chủ thể của pháp luật) nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi có biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật.

  • Thứ hai: trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Những hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

  • Thứ ba: có lỗi của chủ thể: Lỗi là yếu tố của quan hệ thể hiện thể hiện thái độ của chủ thể đối với hanhf vi trái pháp luật của mình. Những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô ý thực hiện) thì không bị coi là vi phạm pháp luật. tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coil à vi phạm pháp luật.

  • Thứ tư: chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý: Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Nhưngx hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Trên thực tế, hai từ tội phạm và phạm tội vẫn đang bị sử dụng một cách nhầm lẫn. Vậy khi nào gọi là tội phạm, khi nào gọi phạm tội?

“Điều 8. Khái niệm tội phạm (Bộ luật Hình sự 2015)

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Tham khảo thêm: Luật đền bù đất đai 2020

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”

Theo khái niệm của Bộ luật Hình sự thì một người được xem là tội phạm khi:

  • Người này thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự;

  • Có năng lực trách nhiệm hình sự;

  • Người thực hiện phải có lỗi (cố ý hoặc vô ý);

  • Xâm phạm đến khách thể mà Bộ luật Hình sự bảo vệ.

Nói cách khác một người bị xem là tội phạm khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành riêng của loại tội phạm đó (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan). Và chỉ có Nhà nước (Tòa án) mới có quyền kết luận người đó là tội phạm hay không.

Còn phạm tội thực chất là hành động thực hiện tội phạm nói trên. Hành vi phạm tội không phân biệt giữa người không có năng lực trách nhiệm hình sự và người có năng lực trách nhiệm hình sự. Nhưng việc phạm tội của người không có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, một người có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa chắc sẽ trở thành tội phạm.

Đọc thêm: Tổng quan về ngành quản trị luật

Qua bài viết này , Luật Thiên Minh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm vi phạm pháp luật, qua đó phân biệt rõ từ “phạm tội” và “tội phạm” là hoàn toàn khác nhau. Nếu có thắc mắc , xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Xem thêm:

>>> Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

>>> Hồ sơ thủ tục cần thiết khi nộp đơn ly hôn

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0967 370 488 – 0967 370 488

Email: info@dichvuluattoanquoc.com

www.luatthienminh.vn

Trân trọng.

Tìm hiểu thêm: Ví dụ thực hiện pháp luật

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !