logo-dich-vu-luattq

Hợp đồng trọn gói là gì

Hợp đồng trọn gói tuy là một loại hợp đồng quen thuộc và thường được sử dụng trong pháp luật đấu thầu nhưng trong quá trình soạn thảo và thực hiện loại hợp đồng này vấn còn gặp nhiều vướng mắc, nhiều lúng túng.

Hiểu rõ những băn khoăn trên của độc giả đang tìm hiểu về pháp luật đấu thầu nói chung và hợp đồng trọn gói nói riêng dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cụ thể hơn những vấn đề: hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu náo áp dụng hợp đồng trọn gói? Ví dụ về hợp đồng trọn gói? Mẫu hợp đồng trọn gói?

Xem thêm: Hợp đồng trọn gói là gì

Hợp đồng trọn gói là gì?

Hợp đồng trọn gói là văn bản ghi nhận toàn bộ nội dung công việc mà nhà thầu phải thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, là bước cuối cùng trong hoạt động đấu thầu đi đến ký kết gắn sự ràng buộc về mặt pháp lý của chủ đầu tư với nhà thầu trúng thầu.

Hợp đồng này có giá nhất định, không thay đổi theo thời gian, hợp đồng này được thanh toán theo một lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào quy định thỏa thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

Dù thanh toán một hay nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng, sau khi hoàn thiện hết các nghĩa vụ thì bên nhà thầu sẽ được thanh toán đủ đúng bằng số tiền ban đầu đã quy định.

Hợp đồng trọn gói yêu cầu người soạn thảo phải có những tính toán, những quy định cụ thể trong từng chi tiết, tránh gây ra những mâu thuẫn, thiệt hại, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trong một số trường hợp, hợp đồng trọn gói có thể được thay đổi do trường hợp bất khả kháng như do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… theo đó các bên có thể thực hiện thỏa thuận lại các nội dung ghi nhận trong hợp đồng.

Qua những chia sẻ trên có lẽ quý vị đã có cái nhìn khái quát về hợp đồng trọn gói là gì? hãy tiếp tục theo dõi để hiểu thêm về hợp đồng trọn gói.

Quy định về hợp đồng trọn gói

Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu quy định:

Về thanh toán hợp đồng trọn gói Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:

>>>>> Tham khảo: Hợp đồng lao động

Gói thầu nào áp dụng hợp đồng trọn gói?

Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản do đó chỉ sử dụng các loại hợp đồng khác như hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu, sau khi cân nhắc hợp đồng đó phù hợp hơn hợp đồng trọn gói.

Do đó thì có thể nói rằng hợp đồng trọn gói có thể áp dụng đối với gần như tất cả các gói thầu. Có một số gói thầu bắt buộc phải sử dụng hợp đồng trọn gói đó là:

Các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản là thực hiện một số hoạt động như lập báo cáo quy hoặc, kiến trúc, khảo sát, lập thiết kế, dụ toán, lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu…

Các gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn đơn giản như bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt, logistics, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng và các hoạt động không thuộc hoạt động dịch vụ tư vấn.

Đọc thêm: Ký kết hợp đồng là gì? Ai là người có thẩm quyền ký hợp đồng trong công ty?

Gói thầu mua sắm hàng hóa quy mô nhỏ như hàng hóa máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng, hàng tiêu dùng, vật tư dùng trong y tế, hàng tiêu dùng…

Các gói thầu xây lắp quy mô nhỏ bao gồm thực hiện công việc trong quá trình xây dựng, lắp đặt công trình.

Các gói thầu hỗn hợp có quy mô nhỏ bao gồm gói thầu thiết kế và cung cấp hàng hóa, gói thầu thiết kế và xây lắp, gói thầu cung cấp hàng hóa và xây lắp…

Có thể xác định gói thầu đơn giản dựa vào tính chất của gói thấu, chủ yếu việc xác định này do chủ đầu tư xác định là đơn giản hay phức tạp.

Xác định gói thầu có quy mô nhỏ là gói thầu không vượt quá hạn mức 10 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, không vượt quá 20 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp và gói thầu hỗn hợp.

Ví dụ về hợp đồng trọn gói?

Hợp đồng trọn gói đối với mỗi gói thầu khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau ví dụ hợp đồng xây dựng trọn gói, hợp đồng tư vấn dịch vụ trọn gói, hợp đồng mua bán hàng hóa trọn gói.

Dưới đây chúng xin trình bày về ví dụ cụ thể về việc sử dụng hợp đồng trọn gói:

Tại tỉnh X có thực hiện công tác rà soát bom mìn, và các vật liệu cháy nổ với kinh phí bỏ ra của gói thầu là 10 tỷ, với công việc cần thực hiện tương tự như với gói thầu tư vấn bao gồm các công việc: Khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán; thi công rà phá bom, mìn, vật nổ.

Việc thực hiện công tác khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom, mìn, vật nổ thường có giá trị nhỏ. Do đó gói thầu về công tác rà phá bom, mìn, vật nổ được thực hiện theo loại hợp đồng trọn gói là phù hợp.

Theo đó dựa vào tính chất công việc trong gói thầu là đơn giản hay phức tạp sẽ lựa chọn được hình thức hợp đồng phù hợp nhất, đem lại hiệu quả nhất.

>>>>>> Tham khảo: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng trọn gói có được cắt khối lượng không?

Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện.

Căn cứ quy định nêu trên có thể thấy rằng, trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ không được cắt khối lượng đã ký kết trong nội dung hợp đồng đã ký.

Thông tư hướng dẫn hợp đồng trọn gói là thông tư nào?

Quý khách hàng có thể tham khảo 1 số văn bản sau liên quan đến hợp đồng trọn gói bao gồm:

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết về hợp đồng xây dựng;

Đọc thêm: Hợp đồng thuê nhà kinh doanh

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Hiện nay Thông tư hướng dẫn hợp đồng trọn gói là Thông tư số Số: 09/2016/TT-BXD được Bộ xây dựng ban hành ngày 10.3.2016

Mẫu hợp đồng trọn gói mới nhất

Download (DOCX, 16KB)

Một mẫu hợp đồng trọn gói mới nhất phải đảm bảo những nội dung chính sau đây:

Về hình thức, phải được trình bày rõ ràng, lựa chọn cỡ chữ dễ nhìn, kích thước vừa phải, đầy đủ về mặt thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, các căn cứ pháp lý đưa ra phải chính xác.

Về nội dung hợp đồng trọn gói phải có những thông tin:

Thông tin đầy đủ của các bên chủ đầu tư, nhà thầu bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, hình thức liên hệ khác, tài khoản, mã số thuế, người đại diện, tên gọi, chức vụ, nơi cư trú.

Thông tin về đối tượng hàng hóa là hàng hóa, dịch vụ cụ thể về giá cả, mô tả hàng hóa như khối lượng, đơn vị tính, xuất xứ, đơn giá.

Thông tin về các giấy tờ có trong hợp đồng bao gồm: quyết định phê duyệt kế quả lựa chọn nhà thầu, phụ lục hợp đồng, văn bản hợp đồng, biên bản hoàn thiện hợp đồng, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu, các tài liệu khác.

Trách nhiệm của các bên khi thực hiện hợp đồng cụ thể như thế nào.

Quy định về giá cả bao nhiêu được ghi bằng số, bằng chữ, đơn vị tính.

Phương thức thanh toán hợp đồng thông qua trực tiếp hay chuyển khoản, trả một lần hay nhiều lần.

Ghi nhận về thời hạn thực hiện hợp đồng, và hiệu lực hợp đồng, đây là vấn đề rất quan trọng là cơ sở để giải quyết khi phát sinh các tranh chấp.

Kết thúc hợp đồng cần có chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền của hai bên chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.

Nếu còn thắc mắc về hợp đồng trọn gói là gì? hãy liên hệ với chúng tôi qua số 1900 6557 hoặc qua email info@dichvuluattoanquoc.com, để được giải đáp chi tiết nhất.

>>>>> Tham khảo: Hợp đồng dân sự

Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng mua bán quần áo

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !