logo-dich-vu-luattq

Ký kết hợp đồng là gì? Ai là người có thẩm quyền ký hợp đồng trong công ty?

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp liên tục thực hiện việc giao kết hợp đồng, với nhiều loại hình hợp đồng khác nhau trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, với đặc thù là pháp nhân, thì việc giao kết hợp đồng cần phải có những điều kiện riêng để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu những thông tin về những người có thẩm quyền giao kết hợp đồng trong công ty.

Cơ sở pháp lý:

Xem thêm: Ký kết hợp đồng

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

1. Ký kết hợp đồng là gì?

Trong các văn bản pháp luật hiện nay, không sử dụng khái niệm “Ký kết hợp đồng” mà sử dụng khái niệm “Giao kết hợp đồng”.

Về khái niệm giao kết hợp đồng, thì có thể hiểu giao kết hợp đồng là quá trình thương lượng giữa ván bên theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để đạt được sự thỏa thuận giữa các bên, từ đó xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự để đạt được sự thỏa thuận giữa các bên, từ đó xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên với nhau. Một hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nếu hợp đồng được giao kết tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định với hợp đồng đó.

Ngoài ra, mọi người thường hay hiểu ký kết hợp đồng là thời điểm các bên thống nhất, đạt tới thỏa thuận cuối cùng và cùng ký vào hợp đồng, giai đoạn cuối cùng trong hoạt động giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, các hiểu này rất hạn hẹp, không thỏa mãn được các yêu cầu của hoạt động giao kết hợp đồng cũng như không đúng theo quy định của pháp luật, do vậy bài viết dưới đây sẽ sử dụng thuật ngữ “Giao kết hợp đồng” thay cho thuật ngữ “Ký kết hợp đồng”

2. Giao kết hợp đồng tiếng Anh là gì?

Giao kết hợp đồng tiếng Anh là “Contracting”.

3. Chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng

Để một hợp đồng có hiệu lực thì chủ thể giao kết hợp đồng phải thỏa mãn các điều kiện luật định để hợp đồng có hiệu lực. Hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự, nên chủ thể giao kết hợp đồng phải tuân theo điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Theo Khoản 1, Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, Bộ luật dân sự năm 2015 thì một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực đó là “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.

Xem thêm: Xử phạt người sử dụng lao động khi không ký kết hợp đồng với người lao động theo quy định

Đối với cá nhân thì

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. (Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015)

– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19, Bộ luật Dân sự năm 2015)

Đối với pháp nhân thì:

– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. (Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015)

– Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân được phát sinh khi pháp nhân được thành lập.

Một pháp nhân khi tham gia giao kết hợp đồng thông qua người đại diện.

Xem thêm: Một số lưu ý về đám phán và ký kết hợp đồng kinh tế

Đại diện của pháp nhân được quy định tại Điều 85 Đại diện của pháp nhân: Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Đại diện của pháp nhân được hiểu là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong Điều lệ công ty hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân, người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật, hoặc do Tòa án chỉ định trong hoạt động tố tụng.

Như vậy, đại diện của pháp nhân khi giao kết hợp đồng phải đạt điều kiện giao kết hợp đồng của cá nhân và là người đại diện của pháp nhân.

4. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng trong công ty

Đối với từng loại hình công ty thì người có thẩm quyền giao kết hợp đồng khác nhau.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Tham khảo thêm: Đóng dấu giáp lai cho hợp đồng mua bán ?

– Công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất một người là đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty (Điều 55 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Như vậy, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

– Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

Xem thêm: Cách ký kết hợp đồng khi hai công ty cùng một giám đốc đại diện

+ Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Người có liên quan đến thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ

+ Người có liên quan với những người lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ

(Điều 67 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Những hợp đồng trên phải được Hội đồng thành viên chấp thuận thì hợp đồng mới có hiệu lực.

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Xem thêm: Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng trong thương mại

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. (Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Như vậy, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc

Đối với các giao dịch, hợp đồng giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với:

+ Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

+Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

+ Người có liên quan đến thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

+ Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó

+ Những người liên quan đến người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó

Xem thêm: Quy định về ký kết hợp đồng giảng dạy ngoại ngữ cho nhân viên trong công ty

thì phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận. (Điều 86 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

– Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì nếu trong điều lệ của công ty không có quy định khác, thì Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Doanh nghiệp nhà nước

Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Giám đốc, Tổng giám đốc

Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng mượn tiền không lãi suất

Công ty cổ phần

Người đại diện của Công ty cổ phần và có thẩm quyền giao kết hợp đồng của Công ty cổ phần theo Khoản 3 Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2020 gồm:

– Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Xem thêm: Ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ? Đánh giá năng lực nhà thầu phụ?

– Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

(Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong trường hợp:

– Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;

– Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

– Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật ( Khoản 1 Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Đại hội đồng cổ đông chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong trường hợp:

– Hợp đồng, giao dịch khác ngoài hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này;

Xem thêm: Ký kết hợp đồng lao động với người cao tuổi

– Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ đông đó.

Công ty hợp danh

Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty, người có thẩm quyền đàm phán, ký kết hợp đồng, giao dịch thuộc về thẩm quyền của hành viên hợp danh.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

Đại diện theo ủy quyền của công ty

– Trong Điều lệ của công ty có thể quy định về vấn đề ủy quyền ký kết hợp đồng.

Xem thêm: Công ty ký kết hợp đồng lao động dưới 6 tháng có được không?

Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định:

– Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;

-Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.

Tham khảo thêm: Hợp đồng dịch vụ là gì ? Đặc điểm, đối tượng của hợp đồng dịch vụ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !