logo-dich-vu-luattq

Hành vi vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện từ khi có pháp luật. Qua các thời đại, nhận thức của con người về vi phạm pháp luật có sự khác nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhận thức của con người về vi phạm pháp luật cũng ngày càng toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn. Theo đó, một hiện tượng xã hội bị coi là vi phạm pháp luật khi có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:

Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người

Xem thêm: Hành vi vi phạm pháp luật

Hành vi là xử sự của con người trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện bằng lời nói, thao tác, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó.

Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi con người nhằm xác lập và duy trì trật tự xã hội. Bằng pháp luật, nhà nước và xã hội chính thức thể hiện quan điểm của mình trong việc khuyến khích hay ngăn cấm một hành vi cụ thể nào đó. Do vậy, phải có hành vi thực tế của chủ thể mới có cơ sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không. Vi phạm pháp luật không phải là suy nghĩ, ước mơ, giấc mơ của con người hay những sự biến xảy ra nằm ngoài ý thức của con người… Vi phạm pháp luật phải là kết quả của ý thức của con người, được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.

>&gt Xem thêm: Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật ?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật

Tham khảo thêm: Cách tính làm thêm giờ theo luật mới

Các quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho cách xử sự của con người, thông qua quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế nào… Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong quy phạm pháp luật bị coi là hành vi trái pháp luật. Đó có thể là hành vi bị pháp luật cấm, hành vi vượt quá sự cho phép của pháp luật, hành vi không thực hiện sự bắt buộc của pháp luật hay hành vi thực hiện không đứng cách thức mà pháp luật yêu cầu. Sự quy định trước của pháp luật là cơ sở pháp lí để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể. Một hành vi nào đó có thể gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng nếu chưa được pháp luật quy định thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Những hành vi trái đạo đức xã hội, trái với quy định của các tổ chức trong xã hội, trái phong tục tập quán… nhung không trái pháp luật không phải là vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định, đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau. Khả năng nhận thức ở đây được hiểu là, chủ thể nhận thức

được hành vi của mình là đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội, hành vi đó được xã hội khuyến khích, bắt buộc hay bị xã hội ngăn cấm… Khả năng điều khiển được hiểu là, trên cơ sở của sự nhận thức, chủ thể có thể chủ động, tích cực, quyết tâm thực hiện hành vi mà họ cho là phù hợp với đòi hỏi của xã hội; kiềm chế, không thực hiện hành vi nếu cho rằng nó đi ngược lại lợi ích của xã hội… Thông thường, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người phát triển dần dần cùng với sự trưởng thành về tuổi tác của họ. Chính vì vậy, pháp luật của các nhà nước đều lấy dấu hiệu độ tuổi để phản ánh khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Bên cạnh đó, sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí còn phản ánh chính sách pháp luật của một nhà nước cụ thể. Bởi lẽ, sự chênh lệch không lớn về độ tuổi không phản ánh rõ nét sự khác biệt trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người. Các nhà nước khác nhau có thể có sự quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí một cách khác nhau, điều đó thể hiện mức độ nhân đạo trong pháp luật của các nhà nước.

Trên thực tế, nhiều trường hợp mặc dù đã đạt đến độ tuổi luật định nhưng vì những lí do khác nhau dẫn đến bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nên cũng được coi là không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

Tham khảo thêm: Ví dụ về hành vi trái pháp luật

Vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thể

Trong đời sống hàng ngày, lỗi được hiểu là điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Theo đó, lỗi được đồng nhất với hành vi, đó là những hành vi sai sót, hành vi không nên có, không đáng có. Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả của hành vi đó. Như vậy, lỗi trong khoa học pháp lí không phải là bản thân hành vi mà là thái độ của chủ thể đối với hành vi của chính mình và hậu quả của hành vi ấy. Lỗi trong khoa học pháp lí chỉ được đặt ra khi chủ thể có hành vi trái pháp luật.

Trạng thái tâm lí của chủ thể khi thực hiện một hành vi có thể là vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận, tích cực hoạt bát, thờ ơ lãnh đạm, nhận thức được hay không nhận thức được, mong muốn, không mong muốn… Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, không phải mọi trường họp chủ thể có hành vi trái pháp luật cũng đều bị coi là có lỗi. Một hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng được thực hiện trong trường hợp chủ thể không có sự lựa chọn nào khác (bất kì ai trong điều kiện đó cũng chỉ có thể có sự lựa chọn như thế) hoặc trong trường hợp chủ thể bị mất tự do ý chí thì chủ thể không bị coi là có lỗi, do vậy hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.

>&gt Xem thêm: Cách thức phân loại vi phạm pháp luật hiện nay ?

Tóm lại, các dấu hiệu trên đây là cơ sở nhận diện vi phạm pháp luật. Một hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu nêu trên. Do vậy, có thể khẳng định, mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật.

Từ những phân tích trên, có thể xác định vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thế có nầng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Tham khảo thêm: Luật tổ chức tín dụng là gì ? Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !