logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn xin nhận con nuôi mới nhất năm 2022

Luật sư trả lời:

Với việc nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến đạo đức, khả năng tài chính mà còn phải đáp ứng điều kiện về sức khoẻ. Dưới đây là một trường hợp được Luật sự của Luật Minh Khuê tư vấn liên quan đến sức khoẻ của người nhận nuôi con nuôi.

Xem thêm: đơn xin nhận con nuôi

Trước hết, chung tôi xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Với trường hợp của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

2.1 Người nhiễm HIV có thể được nhận con nuôi không ?

Trước hết, theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 về những người không được nhận nuôi con nuôi, nếu có một trong các điều sau đây thì sẽ không thể làm thủ tục nhận con nuôi:

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trong nội dung quy định này, không hề nhắc đến việc người mắc bệnh HIV hay các bệnh khác có khả năng làm suy giảm sức khoẻ thì không được nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, đúng như bạn nói, người nhận nuôi con nuôi phải có sức khoẻ đảm bảo cho việc này.

Tìm hiểu thêm: đơn xin trợ cấp thất nghiệp

Do đó, trong trường hợp bạn cung cấp cho chúng tôi, người có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi đó có thể được nhận nuôi con nuôi, nếu có thể chứng minh bằng việc khám sức khoẻ rằng dù nhiễm HIV nhưng vẫn đủ khả năng để nuôi con nuôi từ thời điểm nhận nuôi cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi. Việc khám sức khoẻ này phải được thể hiện trên giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.

2.2 Các thông tin khác có liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi:

Việc đăng ký nhu cầu nhận con nuôi được quy định theo Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

Điều 16: Đăng ký nhu cầu nhận con nuôi

Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước (tức là nhận nuôi con nuôi có quốc tịch Việt Nam) được quy định gồm những loại giấy tờ sau:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

Đọc thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài sản, công việc mới nhất năm 2022

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận nuôi con riêng của vợ, mẹ kế nhận nuôi con riêng của chồng hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Về việc giải quyết hồ sơ nhận nuôi con nuôi, Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:

Điều 19: Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sau khi nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi phải có trách nhiệm thông báo tình hình phát triển của con nuôi. Ngoài ra, việc nuôi con nuôi cũng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương theo dõi thường xuyên. Việc này được quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

Điều 23: Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi

1. Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

Tham khảo thêm: Hồ sơ mua nhà ở xã hội

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !