logo-dich-vu-luattq

điều 39 bộ luật tố tụng hình sự

1. Căn cứ pháp lý

Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 35, 39, 40 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

2. Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Theo quy định tạo khoản 2 Điều 35 BLTTHS năm 2015 quy định những người sau thì được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra:

Xem thêm: điều 39 bộ luật tố tụng hình sự

– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;

– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;

– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;

Tìm hiểu thêm: L aw N et

– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

– Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.

– Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan khác

3. Phân loại người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là chức danh tố tụng mới được bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Khoản 2 Điều 35 BLTTHS 2015 quy định các loại người trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo đó, quy định từ điểm a đến điểm g khoản 2 là những người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Công an nhân dân và Quân đội nhân dân; quy định tại điểm h là Cán bộ điều tra trong các cơ quan nói trên. Như vậy, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là chức danh tố tụng chung cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Cán bộ điều tra trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nói cách khác, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có hai loại:

Loại thứ nhất là cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

Loại thứ hai là Cán bộ điều tra của các cơ quan đó. Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền và thủ tục bổ nhiệm chức danh này được quy định ở Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự và các luật có liên quan.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Đọc thêm: Luật bảo hiểm y tế số 46 2014 qh13

Điều 39, Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo đó:

– Phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, cảnh sát biển, Kiểm ngư và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân. Sự khác biệt này dựa vào tính chất hoạt động của các loại cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có những quyền hạn, trách nhiệm hạn chế, không được tiến hành một số hoạt động mà người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở các cơ quan khác được thực hiện như: Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khác có thẩm quyền ra quyết định khởi tố thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can (điểm b khoản 2 Điều 39) mà cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không có…

– Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó và của Cán bộ điều tra trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi cấp trưởng vắng mặt, một cấp phó được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho Cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Có sự khác biệt về phạm vi thẩm quyền tiến hành tố tụng giữa tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng (khoản 2 Điều 39) với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp (khoản 3 Điều 39).

5. So sánh quy định trong BLTTHS 2015 và BLTTHS 2003

Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 (Điều 35) quy định rất cụ thể về cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ngoài các chủ thể quy định tại Điều 111 BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 quy định thêm lực lượng kiểm ngư là cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Đối với người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, BLTTHS năm 2003 chưa quy định. Còn khoản 2 Điều 35 BLTTHS năm 2015 đã quy định chi tiết từng chủ thể trong từng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Vì vậy, trong hoạt động kiểm sát điều tra, nếu phát hiện người tiến hành một số hoạt động điều tra không đúng theo quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 2 Điều 35 BLTTHS năm 2015 thì Kiểm sát viên phải có ý kiến yêu cầu thực hiện cho đúng luật. Thứ hai,BLTTHS năm 2003 (Điều 111) không quy định thẩm quyền của cấp trưởng, cấp phó và của cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Còn BLTTHS năm 2015 (Điều 39, 40) quy định rõ thẩm quyền của cấp trưởng, cấp phó và của cán bộ điều tra. Theo đó khi cấp trưởng vắng mặt thì phải ủy quyền cho một cấp phó được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng, đồng thời cấp trưởng và cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thứ ba, về những nhiệm vụ, quyền hạn của những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, khoản 2 Điều 39 BLTTHS 2015 quy định có nhiều điểm mới so với BLTTHS năm 2003, đó là việc thụ lý, xác minh, kiểm tra nguồn tin về tội phạm (điểm a); quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo tội phạm; quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can (điểm b); quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế (điểm e); quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra (điểm g)… Do đó Kiểm sát viên phải kiểm sát toàn bộ các hoạt động được quy định tại điểm a đến điểm g khoản 2 Điều 39 BLTTHS năm 2015 của những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Thứ tư, về quyền hạn của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (gồm Bộ đội biên phòng, hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của công an nhân dân, Quân đội nhân dân) BLTTHS năm 2003 quy định chung trong một điều luật (Điều 111) nên quyền hạn của các cơ quan này là giống nhau. Nhưng BLTTHS năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan gồm: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư tại Điều 39. Còn nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Công an nhân dân, các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân lại được tách ra và quy định tại Điều 40 BLTTHS năm 2015. Do đó nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư là không giống với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Công an nhân dân, các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân. Nhiệm vụ, quyền hạn của những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được tách ra đối với tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang… (khoản 2 Điều 39) và các tội từ nghiêm trọng trở lên (khoản 3 Điều 39); tội ít nghiêm trọng…thì những người này được khởi tố vụ án, khởi tố bị can và theo đó thì cán bộ điều tra trong các cơ quan này được hỏi cung bị can; đối với loại tội từ nghiêm trọng trở lên thì chỉ được khởi tố vụ án mà không được khởi tố bị can. Trong khi đó những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong các cơ quan của Công an nhân dân, các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân chỉ được quyền khởi tố vụ án mà không được khởi tố bị can, từ đó luật cũng không quy định những người này được hỏi cung bị can, không quy định những người này được áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc biện pháp cưỡng chế…

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)

Tham khảo thêm: Bộ luật Hình sự năm 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !