logo-dich-vu-luattq

điều 349 bộ luật hình sự 2015

Trong thời gian gần đây, hoạt động đi ra nước ngoài sinh sống, làm việc, du lịch,… rất phổ biến. Pháp luật Việt Nam cũng như các quốc gia khác đã có những quy định rất chặt chẽ về hoạt động xuất, nhập cảnh của người dân. Tuy nhiên, vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp cấu kết, môi giới người đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Do vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tại Điều 349.

Cơ sở pháp lý:

Xem thêm: điều 349 bộ luật hình sự 2015

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi bổ sung năm 2017

1. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là gì?

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, họ thực hiện hành vi tổ chức, môi giới để người có nhu cầu trốn đi hoặc ở lại nước ngoài.

2. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tiếng Anh là gì?

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tiếng Anh là “Organizing, brokering illegal emigration”.

3. Quy định pháp luật về Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

“Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm: Thẩm quyền, quy trình cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất trái phép

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Tham khảo thêm: Luật doanh nghiệp là gì ? Bình luận về quá trình hình thành và phát triển của Luật doanh nghiệp?

Xem thêm: Xử phạt hành vi khai thác đất trái phép, vận chuyển đất trái phép

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, được quy định trong BLHS bao gồm “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy đinh của Bô luật này phải bị xử lý hình sự” (khoản 1 điều 8 BLHS năm 2015).

Các tội phạm, bao gồm tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép xâm hại đến tổng thể các quan hệ trên ở mức độ, góc độ khác nhau, chính là khách thể loại và khách thể trực tiếp của tội phạm. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thuộc chương XXII- Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Khách thể loại của tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép đó chính là những quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo trật tư quản lý hành chính.

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trực tiếp xâm hại đến các quy định Nhà nước về quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, đây chính là những quy định nhằm bảo đảm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh.

Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.

Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép luôn dưới dạng hành động phạm tội, nghĩa là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm làm

Tội “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” quy định tại điều 349 BLHS năm 2015 gồm hai dạng hành vi: (1) hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép và (2) hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép tương ứng với hành vi của người tổ chức trong đồng phạm, thể hiện ở chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, bao gồm cả rủ rê, dụ dỗ lôi kéo người khác, lập kế hoạch, tạo điều kiện cho việc trốn đi hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Người được tổ chức, môi giới trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Các đối tượng phải trốn đi nước ngoài là các đối tượng bị cấm xuất cảnh (đang bi truy nã,…), đang bị tạm hoãn xuất cảnh (đang nợ thuế.), không thuộc diện được xuất cảnh (theo diện du lịch, thăm thân, du học…), không có đủ điều kiện để xuất cảnh (không có đủ giấy tờ có giá trị pháp lý cần thiết..). Thủ đoạn tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép rất đa dạng, thông thường dưới dạng du lịch, xuất khẩu lao động, thăm thân, hôn thê,… hoặc tổ chức vượt biên. Thông thường, chủ thể tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép phải lên kế hoạch, sắp xếp, chuẩn bị các giấy tờ bằng cách làm giả, sửa chữa hộ chiếu, làm giả hợp đồng,…cần thiết cho việc trốn đi hoặc ở lại trái phép.

Hành vi môi giới được hiểu là hành vi làm trung gian cho các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các quan hệ để hưởng thù lao. Hoạt động môi giới gồm việc tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số đàm phán ban đầu với họ, giúp cho người được môi giới tiếp xúc với khách hàng và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng. Môi giới thể hiện hành vi dẫn dắt, làm trung gian cho người có nhu cầu trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với người có khả năng tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nhằm giúp người khác đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc ở lại lãnh thổ nước ngoài không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” khác về tính chất và mức độ nguy hiểm so với hành vi “cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” quy định tại Điều 350 BLHS. Hành vi cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được hiểu là hành vi bằng mọi phương pháp, thủ đoạn (vũ lực, cưỡng bức tinh thần,..) buộc người khác phải trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái ý muốn của họ. Còn hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có sự thỏa thuận, đồng ý của người trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Xem thêm: Xử phạt hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Tìm hiểu thêm: Luật công chứng 2021 và các quy định của pháp luật về thủ tục công chứng

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được mặt thực tế và tính chất trái pháp luật hành vi của mình là tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép và mong muốn thực hiện hành vi đó. Người phạm tội không cần biệt người trốn đi nước ngoài có ý định ở lại nước ngoài đó không, có được ở lại nước ngoài không và ở lại bằng cách nào.

Động cơ, mục đích phạm tội của người phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép độc lập với động cơ, mục đích của người trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Thông thường, chủ thể của tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có động cơ vụ lợi.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì đó là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên.

Các dấu hiệu định khung tăng nặng:

Tại Khoản 2 Điều 349:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích vụ lợi. Nếu là người không có chức vụ, quyền hạn thì người đó khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại. Chủ thể chỉ những người sau đây mới có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn theo tình tiết tăng nặng này: người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phải là người có chức vụ, quyền hạn và người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng có thể là người có liên quan đến việc quản lý tài sản cũng có thể không.

Phạm tội từ 02 lần trở lên

Xem thêm: Mẫu hợp đồng môi giới và mẫu hợp đồng đại lý hưởng hoa hồng

Đối với từ 05 người đến 10 người

Có tính chất chuyên nghiệp là phạm tội nhiều lần, đã bị kết án về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, chưa được xóa an tích mà còn phạm tội; hoặc cả phạm tội nhiều lần mà đã bị kết án về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, chưa được xóa án tích hoặc chưa lần nào bị xét xử và chưa lần nào phạm tội nào hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sư, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Tái phạm nguy hiểm tuân theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Hình phạt:

Hình phạt cơ bản tại khoản 1 Điều 349 đó chính là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Hình phạt tăng nặng tại Khoản 2 Điều 349 là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Hình phạt tăng nặng tại Khoản 3 Điều 349 là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Xem thêm: Môi giới thương mại là gì? Đặc điểm môi giới thương mại?

Hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Tham khảo thêm: LOGO LUẬT VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ LOGO NGÀNH LUẬT

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !