logo-dich-vu-luattq

điều 191 bộ luật hình sự

Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 bộ luật hình sự năm 2015 được tách ra từ tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được hiểu là hành vi cất giữ hoặc đưa từ nơi này đến nơi khác các loại hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn nội dung Điều 191 bộ luật hình sự. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Xem thêm: điều 191 bộ luật hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 191 bộ luật hình sự

Vận chuyển hàng cấm luôn là một trong những tội hình sự được nghiêm cấm và xảy ra khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những mặt hàng nào gọi là hàng cấm? Thực hiện hành vi đó sẽ bị xử phạt như thế nào?

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: điều 191 bộ luật hình sự 2015

Điều 191 bộ luật hình sự 2015

Điều luật quy định hai loại hành vi: Hành vi tàng trữ hàng cấm: Đây là hành vi cất giữ trái phép hàng cấm trong người, trong nhà hoặc ở một nơi nào đó không kể thời gian bao lâu. Hành vi vận chuyển hàng cẩm: Đây là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác…..

Khoản 1 điều 191 bộ luật hình sự

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 249, 259, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilogam đến dưới 100 kilogam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Pháo nổ từ 06 kilogam đến dưới 40 kilogam;

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khoản 2 điều 191 bộ luật hình sự

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Tìm hiểu thêm: Tư vấn pháp luật đất đai

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilogam đến dưới 300 kilogam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 ba0;

g) Pháo nổ từ 40 kilogam đến dưới 120 kilogam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nuóc cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép luuw hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

Khoản 3 điều 191 bộ luật hình sự

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilogam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

c) Pháo nổ 120 kilogam trở lên;

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Thứ nhất: Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là pháp nhân thương mại hoặc người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi chịu trách nhiệm Hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Khách thể của tội phạm

Tìm hiểu thêm: Quy định mới về phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhà ở ?

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm lưu thông.

Thứ ba: Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi tàng trữ hàng cấm:

Có hành vi tàng trữ các sản phẩm hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh. Tàng trữ hàng cấm được thể hiện qua hành vi cất giữ các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh để tránh sự phát hiện, kiểm soát của các Cơ quan chức năng hoặc của người khác.

– Hành vi vận chuyển hàng cấm:

Hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào. Việc vận chuyển có thể thực hiện thông qua các phương thức, thủ đoạn khác nhau như thông qua đường bộ (ô tô, tàu hỏa …), thông qua đường sông (ghe, suồng …), thông qua đường hàng không (máy bay) bằng các thủ đoạn khác nhau như: Dùng vật nuôi để vận chuyển trực tiếp, lợi dụng trẻ em, thương binh … để phục vụ việc vận chuyển. Các thủ đoạn thường được sử dụng để thực hiện:

+ Mở các cơ sở sản xuất trá hình, đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền để cất giấu loại hàng hóa không được phép lưu thông trên thị trường.

+ Dùng những xe công để che đậy quá trình vận chuyển hàng cấm.

+ Các dấu hiệu khác (nhiều dấu hiệu chung).

+ Thuê các cơ sở làm ăn uy tín để tàng trữ hàng cấm.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý quá trình kinh doanh để che giấu hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm này khi có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản, cụ thể:

+ Hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn.

+ Hàng hóa cấm không bị coi là số lượng lớn, thu lợi bất chính thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm hoặc tại các điều như sau: Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng, tiền tệ qua biên giới; Tội tàng trữ, vận chuyển hàng giả; Tội tàng trữ, vận chuyển hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tội kinh doanh trái phép; Tội trốn thuế.

Hoặc đã bị kết án về các tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm).

Thứ tư: Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp): là nhận thức rõ được hành vi mà mình đang thực hiện là hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Thấy trước được hậu quả do hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu bị phạt bao nhiêu tiền?
  • Buôn bán thuốc lá điện tử có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều 191 bộ luật hình sự”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp, tư vấn đăng ký bảo hộ logo công ty, hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục tạm ngưng công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0967 370 488 .

Tìm hiểu thêm: Luật an toàn thông tin mạng

Câu hỏi thường gặp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !