Pháp luật hiện nay quy định bảo vệ tối đa các lợi ích của công dân. Với thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự; uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tùy vào mức độ của hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi vu khống người khác. Hành vi này được quy định cụ thể tại điều 156 bộ luật hình sự. Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ làm rõ về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Xem thêm: điều 156 bộ luật hình sự
- Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Nội dung chính
Điều 156 bộ luật hình sự
Vu khống là hành vi cố ý đưa tin hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật với các nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cá nhân nào đó. Mục đích của hành vi này nhằm làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của họ; từ đó trục lợi cho bản thân. Hành vi này được thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau như: truyền miệng, đăng tin lên mạng xã hội; các thông tin đại chúng hoặc qua thư tố giác…
Một hành vi sẽ bị coi là phạm tội vu khống khi có đủ cấu thành tội vu khống và có một trong các biểu hiện sau đây:
- Tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực.
- Tuy không tự đưa ra các thông tin không đúng sự thực nhưng có hành vi loan truyền thông tin sai do người khác tạo ra mặc dù biết rõ đó là những thông tin sai sự thực.
Khoản 1 điều 156 bộ luật hình sự
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 2 điều 156 bộ luật hình sự
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phân tích các yếu tố cấu thành tội vu khống
Mặt khách quan
Mặt khách quan của Tội vu khống có các dấu hiệu sau:
Đọc thêm: Luật phòng, chống rửa tiền 2012 số 07/2012/QH13
– Về hành vi, người phạm tội vu khống có một trong ba dạng hành vi sau đây:
+ Bịa đặt: Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội đưa ra những thông tin không đúng sự thật; tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có với người khác. Hình thức đưa ra thông tin có thể ở các dạng khác nhau như truyền miệng, viết đơn; qua các phương tiện thông tin đại chúng,…
+ Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật: Người phạm tội dù không bịa đặt nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền thông tin cũng có thể thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức như: kể lại cho người khác nghe, đăng bài; chia sẻ bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng,…
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Người phạm tội dù biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội; nhưng vẫn tố cáo họ trước Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Công an, Viện Kiểm sát,…)
– Về hậu quả: Tội phạm không bắt buộc phải gây ra hậu quả trên thực tế.
Mặt khách thể
Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc đưa tin một chuyện xấu xa; không có thật để làm mất danh dự, uy tín của người khác hoặc gây thiệt hại; đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Tội vu khống xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của con người.
Như vậy, khách thể của tội vu khống là quyền được Nhà nước bảo hộ về danh dự nhân phẩm của con người; và các quyền và lợi ích hợp pháp của con người bị xâm hại.
Mặt chủ quan
Đọc thêm: Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực khi nào
Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức rõ được hậu quả xâm hại danh dự nhân phẩm của nạn nhân; thậm chí xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân; nhưng người phạm tội hoàn toàn mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền; và lợi ích của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; tức là đáp ứng đủ hai điều kiện:
– Có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi;
– Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm này: từ đủ 16 tuổi trở lên.
Có thể bạn quan tâm
- Dùng nick ảo vu khống trên facebook, phạt đến 3 năm tù
- Bình luận vu khống công an trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào
- Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Hình phạt về tội vu khống
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Điều 156 bộ luật hình sự“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0967 370 488 .
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Đọc thêm: Quy định về thừa kế đất đai theo luật dân sự hoặc theo di chúc ? Thủ tục chia thừa kế hợp pháp ?