logo-dich-vu-luattq

điều 104 bộ luật hình sự 1999

Phân biệt Khoản 2 và Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: điều 104 bộ luật hình sự 1999

Cho tôi hỏi giữa khoản 2 và khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự 1999 khác nhau ở điểm nào? Em trai tôi đánh người gây thương tích 36% thuộc các điểm từ a đến k khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự 1999 vậy có rơi vào khoản 2 không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự 1999

Tìm hiểu thêm: Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành

2. Nội dung tư vấn:

Tại Điều 104 của Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: cá nhân phải thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác. Trong đó, cố ý gây thương tích được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây tổn thương cho cơ thể của người khác; gây tổn hại sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân dẫn đến làm mất hoặc giảm chức năng các bộ phậm của cơ thể của họ.

Căn cứ vào tỷ lệ thương tật của nạn nhân hoặc cách thức thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng khoản của Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

Khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

“2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Theo quy định, chỉ những người có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc gây thương tật cho nạn nhân từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì người có hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

Tham khảo thêm: Luật sinh con thứ 4 năm 2021

phan-biet-khoan-2-va-khoan-3-dieu-104-bo-luat-hinh-su-1999

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568

Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

“3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

Người có hành vi gây thương tật cho nạn nhân từ 61% trở lên, dẫn đến chết người hoặc người có hành vi phạm tội gây thương tật từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

Qua những phân tích trên, thấy rằng sự khác nhau giữa khoản 2 và khoản 3 của Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 là mức độ tỷ lệ thương tật của nạn nhân và cách thức thực hiện hành vi tội phạm.

Như bạn trình bày, “Em trai tôi đánh người gây thương tích 36% thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều này”, em trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

Xem thêm: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới nhất 2022

Đọc thêm: Gia đình tôi bị xã hội đen đe dọa, quấy rối, gia đình tôi cần phải làm gì để xử lý tình huống này?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !