logo-dich-vu-luattq

Đèn vàng có được vượt không?

Hiện nay các phương tiện lưu thông trên đường cần tuân thủ theo quy định của tín hiệu giao thông cũng như những chủ thể có thẩm quyền hướng dẫn việc lưu thông. Tuy nhiên nhiều bạn đọc vẫn băn khoăn trước câu hỏi đèn vàng có được vượt không?

Đèn vàng là gì?

Có thể thấy các đèn tín hiệu giao thông có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị. Thông thường các đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt tại các ngã 3, ngã 4 hay các cung đường vị trí đường đặc biệt nhằm điều hướng, hướng dẫn các phương tiện di chuyển một cách hợp lý; tránh tình trạng xe di chuyển lộn xộn gây tắc đường, giảm thiểu những va chạm không đáng có trên đường.

Xem thêm: đèn vàng là gì

Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Trên tín hiệu cột đèn thường sẽ có 3 màu đèn gồm: Đỏ, Vàng, Xanh. Mỗi màu chứa đựng một hiệu lệnh riêng. Người lái cần quan sát và tuân thủ đúng theo hiệu lệnh chỉ dẫn này.

Như vậy đèn vàng là một trong 3 màu sắc để người tham gia giao thông có thể theo dõi chỉ dẫn khi lưu thông trên đường nhằm tuân thủ luật lệ giao thông đường bộ cũng như tránh những va chạm, tai nạn không đáng có. Đèn vàng là tín hiệu đèn giao thông để chuyển sang đèn đỏ hay còn gọi là thời gian dọn nút giao, để khi xe đi vào nút giao với tốc độ cao gặp tín hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu đèn đỏ nếu dừng lại sẽ không an toàn thì tài xế được phép đi tiếp.

Đèn vàng có được vượt không?

Khác với tín hiệu đèn xanh cho phép mọi người được lưu thông thì đèn vàng thì khi đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu vàng sẽ báo hiệu cho các phương tiện tham gia giao thông biết trước sự thay đổi từ đèn xanh sang đèn đỏ. Cụ thể theo quy định ý nghĩa của đèn tín hiệu tại khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ:

Tham khảo thêm: DHT là đất gì? Có nên mua đất phát triển hạ tầng?

Mặt khác, điểm 10.3.2 Điều 10 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành có quy định:

Như vậy, đèn vàng bật sáng yêu cầu người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Như vậy, với câu hỏi đèn vàng có được vượt không thì câu trả lời là không. Cũng giống như đèn đỏ thì khi gặp đèn vàng người tham gia giao thông cần dừng xe để đảm bảo an toàn và tuân thủ luật lệ giao thông.

Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người tham gia chủ quan và vượt đèn vàng, tức đã vi phạm pháp luật và không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông. Đối với những trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt cụ thể cho từng đối tượng khi vi phạm.

Xử lý vi phạm khi vượt đèn vàng

Như đã giải đáp câu hỏi đèn vàng có được vượt không thì hiện nay có thể thấy hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia giao thông của người dân là lỗi thường gặp do chủ quan, thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Theo quy định tại Nghị định 100/2019 quy định chung về hành vi này là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Người tham gia giao thông vi phạm sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt là như nhau. Việc mắc lỗi không chấp hành tính hiệu đèn giao thông của người tham gia giao thông đối với từng phương tiện trong trường hợp vi phạm cụ thể cũng có mức quy định khác nhau.

Cụ thể mức phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt như sau:

Tham khảo thêm: Thông thầu là gì ? Xử lí thông thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu Việt Nam mới nhất

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6).

Ô tô, phương tiện tương tự ô tô: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng hoặc 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn (điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5).

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8).

Máy kéo, xe máy chuyên dùng Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo) hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 tháng hoặc 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn (điểm đ khoản 5, điểm a, b khoản 10 Điều 7).

Người đi bộ Người đi bộ vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).

Hiện nay hầu hết các cột đèn giao thông đều có đèn đếm ngược. Do đó khi lưu thông trên đường thì người tham gia giao thông hoàn toàn có thể chủ động được việc dừng xe khi chuẩn bị thấy tín hiệu đèn vàng. Nếu cột đèn không đếm ngược, người điều khiển phương tiện cũng cần giảm tốc độ, chú ý quan sát mỗi khi đến gần ngã tư để bảo đảm an toàn cho mình và người khác, đồng thời tránh bị xử phạt.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: đèn vàng có được vượt không. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Giá thú là gì? Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !