Ở mỗi nước cơ quan hành chính có ý nghĩa quan trọng để quản lý chung hay từng lĩnh vực và có nhiệm vụ riêng. Cơ quan hành chính nhà nước là khái niệm chung nên việc hình dung về cơ quan hành chính với nhiều người còn mơ hồ, do đó nhiều đôc giả băn khoăn không biết cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được hình thành từ các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Xem thêm: Cơ quan hành chính là gì
Cơ quan hành chính nhà nước có thể được hiểu là cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước, theo pháp luật hiện hành.
Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
Có thể thấy sự hình thành và phát triển của các cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là đặc điểm tổ chức quyền lực nhà nước, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, địa lý, dân cư, khoa học kỹ thuật. Hơn nữa, trong từng chế độ, trong mỗi giai đoạn lịch sử, yêu cầu của quản lý nhà nước cũng khác nhau.
Các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, toàn vẹn. Mỗi cơ quan hành chính là một khâu không thể thiếu được trong chuỗi mắc xích của bộ máy. Tính thống nhất cơ quan hành chính nhà nước thể hiện ở sự bền chặt liên tục, thường xuyên hơn bất kỳ hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước và do tính chất thống nhất về chức năng nghiệp vụ: quản lý nhà nước- chấp hành và điều hành, trong đó chính phủ là cơ quan trung tâm, chỉ đạo, điều khiển chung đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Hiến pháp 2013 thì câu hỏi Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào được giải đáp gồm có các cơ quan như sau:
– Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm có Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ. Trong đó Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi tắt là cơ quan cấp Bộ) là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương; là cơ quan chuyên mônđược tổ chức theo chế độ thủ trưởng một người, đứng đầu là các Bộ trưởng hay Chủ nhiệm ủy ban. Các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành (quản lý chức năng, quản lý liên ngành) hay đối với lĩnh vực (quản lý tổng hợp) trên phạm vi toàn quốc (Ðiều 99 Hiến pháp 2013).
Đọc thêm: Kinh phí công đoàn là gì
– Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cơ quan hành chính nhà nước địa phương là những cơ quan hành chính nhà nước thay mặt chính quyền ở địa phương. Các cơ quan HCNN ở địa phương được chia thành ba cấp:
Cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Cơ quan hành chính nhà nước cấp xã: xã, phường, thị trấn.
– Các đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy hành chính nhà nước hợp thành. Ðây không phải là cơ quan hành chính nhà nước nhưng chúng nằm trong hệ thống của các cơ quan hành chính nhà nước. Các đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm hai loại:
Các đơn vị hành chính sự nghiệp: là các trường học, bệnh viện…, các đơn vị này có tài sản riêng, có một tập thể cán bộ, công nhân viên chức chuyên môn, kỹ thuật, hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh: là các xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp, công ty, tổng công ty, lâm trường …, là các đơn vị, tổ chức quản lý kinh tế trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, hoạt động theo nguyên tắc hoạch toán kinh tế.
Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
Trong các cơ quan hành chính nhà nước thì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tham khảo thêm: Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Chính phủ là một thiết chế chính trị nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa ba quyền: lập, hành và tư pháp, Chính phủ có chức năng cụ thể là:
Có quyền lập qui để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra;
Quản lý công việc hàng ngày của nhà nước;
Quyền tổ chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó;
Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ Quốc hội trong hoạt động lập pháp.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Là cơ quan điều hành cao nhất, Chính phủ chỉ đạo tập trung, thống nhất các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trừ các công việc của Quốc hội và UBTV Quốc hội.
Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Theo quy định của pháp luật thì Thủ tướng Chính phủ bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục hoạt động đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới.
Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng độc giả sẽ có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Trường hợp độc giả còn thắc mắc hoặc muốn được chuyên viên tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557 để được tư vấn hỗ trợ giải đáp.
Tìm hiểu thêm: Khai tử là gì?