logo-dich-vu-luattq

Chấm dứt hợp đồng là gì

4. Vướng mắc về quy định trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Về trợ cấp thôi việc, Khoản 1 Điều 46 BLLĐ quy định “Khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại các khoản 1,2,3,4,6,7,9 và 10 Điều 34 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”.

Vấn đề đặt ra là, hiện chưa có một quy định nào làm rõ bản chất của trợ cấp thôi việc. Cần phải hiểu trợ cấp thôi việc là một khoản trợ giúp người lao động trong quá trình tìm việc và là một khoản trả cho công sức đóng góp của người lao động trong khoảng thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.

Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng là gì

Đọc thêm: Hợp đồng dân sự vô hiệu

Nếu hiểu trợ cấp thôi việc mang cả hai ý nghĩa trên thì việc quy định chỉ những người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc là chưa hợp lý.

Đồng thời, đối với những người chưa làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu họ cũng chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ thì họ cũng không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, người lao động bị chấm dứt HĐLĐ, không còn việc làm, không có thu nhập lại càng phải đối mặt với khó khăn hơn khi không được nhận một khoản hỗ trợ nào trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.

Về trợ cấp mất việc, với các trường hợp người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp mất việc, mỗi năm làm việc được trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Đọc thêm: Chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Tuy nhiên, việc quy định người lao động phải làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mới được hưởng trợ cấp mất việc là rất không hợp lý. Bởi, những trường hợp người lao động bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điều 42, Điều 43 là căn cứ người sử dụng lao động có thể chủ động thực hiện như thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức, sắp xếp lại lao động hay những căn cứ khách quan như khủng hoảng, suy thoái kinh tế dẫn đến việc người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động cần phải bồi thường thỏa đáng khi chấm dứt HĐLĐ với người lao động.

Bên cạnh đó, có trường hợp người lao động bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.

Đây là trường hợp người lao động bị chấm dứt HĐLĐ một cách thụ động, không do lỗi của người lao động nhưng người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc mà không được hưởng trợ cấp mất việc. Quy định này là chưa đảm bảo được sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Do đó, cần xem xét quy định cho người lao động được hưởng trợ cấp mất việc làm trong trường hợp này.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

5. Một số kiến nghị

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !