logo-dich-vu-luattq

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Thương mại 2005

Xem thêm: Chế tài phạt vi phạm hợp đồng

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1 Các chế tài trong vi phạm Hợp đồng thương mại

Theo Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định có các loại chế tài sau:

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

2. Phạt vi phạm.

3. Buộc bồi thường thiệt hại.

4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

6. Huỷ bỏ hợp đồng.

7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

2.2 Áp dụng các chế tài trong vi phạm Hợp đồng thương mại

2.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định buộc thực hiện đúng hợp đồng:

Việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Theo quy định này, bên vi phạm sẽ phải thực hiện đúng theo các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng; dùng các biện khác để khắc phục và thực hiện hợp đồng.

Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục này sẽ do bên vi phạm chịu.

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng này được dùng trong trường hợp giao thiếu hàng hóa; cung ứng dịch vụ không đúng theo như sự thỏa thuận trong hợp đồng.

Trường hợp giao hàng kém chất lượng; cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm cung ứng dịch vụ và hàng hóa theo đúng chất lượng như đã thỏa thuận.

Cụ thể tại khoản 2 của Điều 297 quy định như sau:

Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng; nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

Vấn đề cụ thể đối với chế tài buộc thực hiện hợp đồng

Thực tế, khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, để bảo vệ quyền lợi cho mình; bên bị vi phạm không phải lúc nào cũng yêu cầu bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ như giao hàng thêm; hay tìm biện pháp khắc phục khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế bằng hàng hóa khác (nếu giao hàng kém chất lượng); nhất là trong trường hợp bên vi phạm gặp nhiều khó khăn, chi phí để làm được như vậy và thậm chí bên bị vi phạm cũng có thể bị thiệt hại hơn.

Trong trường hợp này, tức là khi bên vi phạm không thực hiện theo các quy định nói trên; tại Điều 297, Khoản 2 và 3 của Luật thương mại cũng thể hiện sự linh hoạt khi quy định cụ thể rằng:

Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng hay nhận cung ứng dich vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng. Khi đó, bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có.

Nếu bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa, thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. Theo quy định này, bên vi phạm phải trả “các chi phí thực tế hợp lý”.

Nói cách khác, nếu bên bị vi phạm viện cớ sửa chữa khuyết tật của hàng hóa để đòi bên kia các chi phí không liên quan đến việc sửa chữa khuyết tật đó hoặc đòi các chi phí vô lý quá cao so với thực tế thì bên vi phạm sẽ không phải trả các chi phí đó.

2.2.2. Phạt vi phạm hợp đồng

Tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Căn cứ vào quy định trên việc phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận. Điều này có nghĩa chỉ khi trong hợp đồng có sự thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm mới có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng này. Và việc áp dụng chế tài này không căn cứ vào việc bên bị vi phạm có hay không có thiệt hại xảy ra.

Điều kiện để có thể thực hiện việc phạt vi phạm :

+ Một trong các bên không thực hiện hợp đồng (không giao hàng, không thanh toán, không nhận hàng).

+ Thực hiện không đúng hợp đồng (giao hàng kém chất lượng, cung cấp dịch vụ kém).

Nếu bên bị vi phạm chứng minh được là bên kia vi phạm và vi phạm đó thuộc diện áp dụng chế tài phạt vi phạm theo hợp đồng hoặc do pháp luật quy định thì hoàn toàn có thể yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt.

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định:

Đọc thêm: Mẫu hợp đồng trích thưởng, hứa thưởng mới nhất năm 2022

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Luật Thương mại cho phép bên vi phạm trả bên bị vi phạm một số tiền cụ thể; hoặc theo tỷ lệ phần trăm đối với việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng tối đa cũng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Tuy nhiên mức phạt và tổng mức phạt đối với nhiều hình phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận.

Việc quy định như vậy nhằm tránh việc các bên quá lạm dụng vào chế tài này, gây ảnh hưởng cho các bên khi thỏa thuận hợp đồng.

2.2.3. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là chế tài thường được áp dụng vi có sự vi phạm trong hợp đồng.

Theo khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại quy định:

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định:

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này; trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Nếu thiếu một trong ba yếu tố nói trên thì không thể đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Có nghĩa:

– Có hành vi vi phạm hợp đồng

Đây là việc một trong các bên có sự vi phạm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hai bên đã ký kết. Việc xác định đâu là bên có lỗi dựa hoàn toàn vào những thỏa thuận trong hợp đồng và phụ lục kèm theo hợp đồng.

Xác định lỗi vi phạm là yếu tố rất quan trọng để xác định có phải bồi thường thiệt hại hay không.

– Có thiệt hại thực tế

Có thiệt hại thực tế và xác định mức thiệt hại để làm căn cứ tính giá trị mức bồi thường mà bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm.

Trên cơ sở lý thuyết hoàn toàn chính xác khi nói nếu có sự vi phạm, có lỗi thì có thiệt hại xảy ra, tuy nhiên trong thực tế điều này không chính xác.

Có rất nhiều trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh…vv

– Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân gây trực tiếp gây ra thiệt hại

Nếu hiểu một cách đơn giản thì đây có thể được coi như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra.

Có hành vi vi phạm và là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại từ đó xác minh mức thiệt hại cụ thể và tính mức bồi thường cụ thể.

Theo Điều 304 Luật Thương mại quy định:

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Điều 304 quy định như vậy nhằm để bên tổn thất chứng minh tổn thất do lỗi của bên vi phạm gây ra.

Điều này nhằm tránh việc một trong các bên gian lận trong việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại mà không có hành vi vi phạm.

Bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên bị vi phạm không áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất như quy định tại Điều 305 Luật Thương mại 2005; cụ thể như sau:

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:

+ Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra

+ Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Theo đó, số tiền bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm hai khoản:

Thứ nhất là bên vi phạm phải bồi thường là giá trị tổn thất thực tế trực tiếp.

Thứ hai, là khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.

Mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

2.2.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Tham khảo thêm: Biểu mẫu & Thủ tục

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

b) Trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này; tạm ngừng thực hiện hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

c) Hậu quả pháp lý

1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

2.2.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

a) Khái niệm

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Trường hợp áp dụng:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng; trong hợp đồng có thỏa thuận rằng sự vi phạm đó là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng; thì các bên sẽ đình chỉ thực hiện hợp đồng theo như thỏa thuận trong hợp đồng.

Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng nghĩa là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Lúc này việc thực hiện hợp đồng sẽ bị đình chỉ.

b) Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

2.2.6. Huỷ bỏ hợp đồng.

a) Khái niệm, phân loại

Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng; các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

b) Trường hợp áp dụng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này; chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

c) Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng.

1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng; hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết; các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng; trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

2.2.7. Lưu ý

Các bên có thể áp dụng chế tài khác theo sự thỏa thuận của các bên;

Tuy nhiên việc áp dụng các chế tài theo thỏa thuận không được trái quy định của pháp luật Việt Nam.Hơn nữa không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái các tập quán thương mại quốc tế.

Công ty Luật TNHH Hà Anh luôn hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với công ty của chúng tôi để nhận được những dịch vụ tư vấn pháp lý, đại diện trong và ngoài tố tụng với phương châm: UY TÍN – TẬN TÂM -HIỆU QUẢ.

Địa chỉ: Số 2 Trần Điền, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0967 370 488 Web: http://luatsuhaanh.vn

Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Đọc thêm: Mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !