logo-dich-vu-luattq

Các dấu hiệu vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi của con người hoặc hoạt động của các cơ quan nhà nước; các tổ chức xã hội … (các chủ thể pháp luật); đủ năng lực chủ thể ;(năng lực pháp luật và năng lực hành vi) thực hiện một cách cố ý hay vô ý; xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ; và gây nguy hiểm hoặc có khả năng nguy hiểm cho xã hội. Hành vi đó có thể thể hiện dưới dạng hành động; hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật. Vậy để hiểu rõ hơn về ” Các dấu hiệu đầy đủ của vi phạm pháp luật”; bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Các dấu hiệu đầy đủ của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội; mà hành vi đó còn phải trái pháp luật; xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Do vậy, những hành vi hợp pháp; hay trái với các quy định của các tổ chức xã hội; trái với tập quán, đạo đức và các tín điều tôn giáo; nhưng không trái các quy định pháp luật thì không bị xem là vi phạm pháp luật. Tính trái pháp luật cũng là một đặc tính không thể thiếu của hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Các dấu hiệu vi phạm pháp luật

Tất cả mọi người đều phải tuân thủ theo pháp luật; không làm những điều mà pháp luật cấm; xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Nếu bị coi là phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật.

Các dấu hiệu đầy đủ của vi phạm pháp luật

Các dấu hiệu đầy đủ của vi phạm pháp luật là gì?

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Các hành vi được coi là vi phạm pháp luật dựa trên các dấu hiệu sau:

Là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi của cá nhân hay tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động; hoặc không hành động gây nguy hiểm cho xã hội. Xâm phạm tới các quan hệ pháp luật xác lập và bảo vệ. Mỗi lĩnh vực trong đời sống pháp luật xây dựng và bảo vệ trên sự thừa nhận của nhà nước. Chính vì thế các hành vi này xâm hại tới các quan hệ đã được thừa nhận; và bảo vệ thì được coi là vi phạm pháp luật.

Do vậy, những hành vi hợp pháp hay trái với các quy định của các tổ chức xã hội; trái với tập quán, đạo đức và các tín điều tôn giáo; nhưng không trái các quy định pháp luật thì không bị xem là vi phạm pháp luật. Tính trái pháp luật cũng là một đặc tính không thể thiếu của hành vi vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Vì hành vi có tính chất trái pháp luật; nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý; thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể; là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.+, Theo quy định của pháp luật; chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định; và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình; và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hộ; nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận.

Tìm hiểu thêm: Nhat Binh Law cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp, Luật sư riêng cho các tổ chức, cá nhân, thực hiện các dịch vụ pháp lý về đầu tư

+, Đối với những người do mất năng lực nhận thức hoặc khả năng lựa chọn; điều khiển hành vi của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi; thì họ cũng không có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật

Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể. Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi; mà ở đây mặt chủ quan là yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật; chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó; đồng thời điều khiển được hành vi của mình. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể; thì mới bị coi là vi phạm pháp luật.

Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật; nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình; và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội; hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình; nhưng không điều khiển được hành vi của mình; thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật. Như vậy có thể kết luận; những hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật; nhưng ngược lại không phải mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Cấu thành của vi phạm pháp luật

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là; mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

– Mặt khách quan: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật; là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm hành vi trái pháp luật; sự thiệt hại cho xã hội và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật; và sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm.

– Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật; là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

Lỗi là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể; đối với hậu quả xấu trong hành vi của mình; (nhìn thấy trước được hậu quả xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện); và trong chính hành vi đó (hành vi chủ động, có ý thức….) tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Lỗi được chia thành hai loại: cố ý và vô ý

+ Lỗi cố ý gồm:

Tìm hiểu thêm: Vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì

Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp

+ Lỗi vô ý gồm: Lỗi vô ý do cẩu thả và Lỗi vô ý vì quá tự tin

Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật; mong đạt tới khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

– Mặt chủ thể của vi phạm pháp luật; là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý; và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng; tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

– Mặt khách thể của vi phạm pháp luật; là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật; cũng là một yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Các dấu hiệu đầy đủ của vi phạm pháp luật ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tra cứu quy hoạch xây dựng ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0967 370 488

Mời bạn xem thêm:

Tham khảo thêm: đặc điểm của quan hệ pháp luật

  • Đánh giá hai phương pháp tính thuế GTGT
  • Mẫu bán xe máy cá nhân mới
  • Mẫu hợp đồng thuê đất trồng cây mới

Câu hỏi thường gặp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !