logo-dich-vu-luattq

Tổng hợp điểm mới 11 Luật, Bộ luật có hiệu lực từ 01/01/2021

1. Bộ luật Lao động 2019

Bộ luật Lao động 2019 có nhiều nội dung mới nổi bật có thể kể đến như:

– Chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động.

Xem thêm: Bộ luật mới nhất

– Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do.

– NSDLĐ phải chịu chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng…

Xem chi tiết: Tổng hợp điểm mới Bộ luật Lao động 2019

2. Luật Chứng khoán 2019

Luật chứng khoán 2019 có một số quy định mới nổi bật sau đây:

Thứ nhất, Thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

Theo quy định tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:

+ Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký;

+ Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.

Thứ hai, Bổ sung hành vi bị cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đơn cử như:

+ Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

+ Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.

Thứ ba, Phải niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn sau khi kết thúc đợt chào bán

Điểm h khoản 1 Điều 15 quy định một trong những điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần đó là “Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán”.

Tương tự đối với việc chào bán trái phiếu ra công chúng thì Tổ chức phát hành cũng phải có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

Thứ tư, Công ty đại chúng chỉ được chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng nếu có lãi.

3. Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020

Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi của giám định tư pháp

Phạm vi giám định tư pháp đã được mở rộng theo hướng giám định tư pháp được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn “khởi tố”, thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự như quy định hiện hành (khoản 1 Điều 2).

Thứ hai, bổ sung việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp gắn với bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp

Nhằm giúp giám định viên thuận lợi trong việc chứng minh tư cách giám định viên tư pháp, Luật mới đã bổ sung quy định về việc cấp thẻ giám định viên tư pháp (đưa thẻ chứng minh thay cho quyết định bổ nhiệm).

Cụ thể, người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì được cấp thẻ giám định viên tư pháp.

Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. Bộ Tư pháp sẽ ban hành thống nhất mẫu thẻ giám định viên tư pháp (Khoản 4 Điều 9).

Thứ ba, Viện KSND tối cao có thêm phòng giám định kỹ thuật hình sự

Theo quy định mới thì các tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự sẽ bao gồm:

+ Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

+ Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

+ Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

+ Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND tối cao.

Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND tối cao là phòng được quy định mới tại Luật này, thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử. (Khoản 8 Điều 1)

Thứ tư, nới điều kiện mở Văn phòng giám định tư pháp

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Giám định tư pháp năm 2012, giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện sau đây:

– Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;

– Có Đề án thành lập nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021 khi Luật sửa đổi có hiệu lực, việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp sẽ được nới lỏng điều kiện.

Cụ thể, giám định viên tư pháp cần có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng thay vì phải hoạt động từ đủ 05 năm trở lên trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng.

(Khoản 9 Điều 1).

Thứ năm, thời hạn giám định tư pháp tối đa không quá 04 tháng

Đây là quy định hoàn toàn mới được bổ sung, theo đó, thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc giám định bắt buộc về tố tụng hình sự tối đa là 03 tháng.

Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì tối đa là 04 tháng.

Thứ sáu, thêm trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp

So với quy định tại Điều 10 Luật giám định tư pháp 2012 thì Luật mới đã bổ sung thêm một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp như sau:

+ Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;

+ Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau 01 năm, kể từ ngày bổ nhiệm không thành lập hoặc sau 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập mà không đăng ký hoạt động.

+ Theo đề nghị của giám định viên tư pháp; trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, CAND, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải nhận được chấp thuận của cấp trên trực tiếp.

Đọc thêm: Khoản 1 điều 32 luật cư trú

Thứ bảy, sửa đổi quy định về kết luận giám định theo hướng cụ thể hơn

Để khắc phục một số hạn chế về kết luận giám định tư pháp trong thực tiễn hiện nay, Điều 32 đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng:

– Kết luận giám định phải rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định;

– Bỏ quy định về chứng thực chữ ký của người giám định theo quy định của pháp luật về chứng thực khi trưng cầu, yêu cầu giám định đích danh cá nhân người giám định.

4. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có những mội dung mới đáng chú ý sau đây;

Thứ nhất, quy định về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật thì được bổ nhiệm làm Hòa giải viên nếu có đủ các điều kiện sau:

– Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên;

– Là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;

– Là người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;

– Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;

– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của TAND tối cao cấp. Trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên (Điều 10).

Thứ hai, nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm (Điều 11).

Thứ ba, 07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Điều 19 quy định không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây:

– Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;

– Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;

– Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng;

– Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;

– Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại;

– Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thứ 4, vấn đề bảo mật thông tin (Điều 4)

– Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình hòa giải, đối thoại.

– Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

+ Bên đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ;

+ Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật.

5. Luật Thanh niên 2020

Luật Thanh niên 2020 có những nội dung mới đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên vì thanh niên cũng là công dân Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đã được Hiến pháp quy định.

Quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của thanh niên khi khẳng định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (Điều 4).

Thứ hai, xác định rõ 07 nguyên tắc để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thanh niên

– Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

– Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

– Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

– Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

– Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

– Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

– Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này.

Thứ ba, lần đầu tiên quy định về Tháng thanh niên là vào tháng 3 hàng năm.

Thứ tư, quy định cụ thể về các chính sách của nhà nước đối với thanh niên trong 06 nhóm lĩnh vực:

– Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học;

– Chính sách về lao động, việc làm;

– Chính sách về khởi nghiệp;

– Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe;

– Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao;

Tham khảo thêm: Luật an toàn thực phẩm 2010

– Chính sách về bảo vệ Tổ quốc;

(Điều 16 đên Điều 21).

Thứ năm, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức thanh niên trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

6. Luật Đầu tư 2020

Luật Đầu tư 2020 có những nội dung mới đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, chính thức cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Thứ hai, số lượng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện giảm còn 227.

Thứ ba, bổ sung nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

Thứ tư, thêm hình thức ưu đãi đầu tư.

Thứ năm, nhiều điểm mới về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt;

Thứ sáu, sẽ ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài.

Thứ bảy, chỉ còn 4 trường hợp NĐT không phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.

Xem chi tiết: Những điểm mới nổi bật tại Luật Đầu tư 2020 áp dụng từ 2021

7. Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp 2020 có những nội dung mới đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng.

Thứ hai, thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp.

Thứ ba, rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021.

Thứ tư, thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm chi tiết: Tổng hợp điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2020

8. Luật Xây dựng sửa đổi 2020

Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có những nội dung mới đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, 09 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng

Thứ hai, rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng xuống còn 20 ngày

Thứ ba, xây nhà ở tại nông thôn từ 7 tầng trở lên phải xin giấy phép

Thứ tư, sửa quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thứ năm, quy định nhiều điểm mới về giấy phép xây dựng

9. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có một số nội dung đáng chú ý như bổ sung thêm văn bản quy phạm pháp luật vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; sửa quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật…

Xem chi tiết: 08 điểm mới nổi bật của Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi 2020

10. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, Thu hẹp các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP

Theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đã thu hẹp chỉ còn 5 lĩnh vực sau:

(1) Giao thông vận tải;

(2) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;

(3) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;

(4) Y tế; giáo dục – đào tạo;

(5) Hạ tầng công nghệ thông tin.

Thứ hai, Dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT từ 2021

Thứ ba, Quy định rõ việc lựa chọn nhà đầu tư

Nếu như Luật Đầu tư và Nghị định hướng dẫn chỉ dẫn chiếu việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã quy định rõ việc lựa chọn nhà đầu tư.

Cụ thể, các hình thức lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng trong đầu tư theo phương thức PPP như sau:

– Đấu thầu rộng rãi

– Đàm phán cạnh tranh

– Chỉ định nhà đầu tư

– Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

11. Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020

Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, quy định hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, giữ nguyên Văn phòng UBND cấp tỉnh.

Thứ hai, 07 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội từ 01/01/202

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Quý Nguyễn

Đọc thêm: Luật bảo hiểm xã hội mới nhất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !