logo-dich-vu-luattq

Bị đơn dân sự là gì

1. Bị đơn dân sự là gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là ai? Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!

Xem thêm: Bị đơn dân sự là gì

Luật sư tư vấn:

Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về bị đơn dân sự như sau:

“Điều 53. Bị đơn dân sự

1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

a) Khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự;

b) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Được thông báo kết quả điều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường;

Xem thêm: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn;

e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại.

3. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự thì bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Nếu nguyên đơn dân sự là người bị thiệt hại do tội phạm gây ra thì bị đơn dân sự lại là người phải bồi thường những thiệt hại đó và những thiệt mà tội phạm gây ra cho người bị hại và cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác. Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự trước hết không phải là người gây ra thiệt hại cho nguyên đơn dân sự hoặc người bị hại mà thiệt hại đó do người phạm tội gây ra, nhưng theo quy định của pháp luật thì họ lại phải bồi thường thay cho bị cáo. Ví dụ: Cha mẹ bị cáo là người chưa thành niên phải bồi thường những thiệt hại do bị cáo gây ra, pháp nhân hoặc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội phải bồi thường thiệt hại do nhân viên hoặc cán bộ của mình gây ra trong trương hợp thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao.

Trong trường hợp người trực tiếp gây thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự hoặc người bị hại như: bị can, bị cáo (trong trường hợp bị can, bị cáo đã thành niên) thì Toà án không cần phải xác định họ là bị đơn dân sự nữa vì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cũng như Bộ luật dân sự thì họ phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của họ gây ra. (họ vừa là bị cáo vừa là bị đơn dân sự ).

Xem thêm: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự

bi-don-dan-su-trong-vu-an-hinh-su%281%29

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài:1900.6568

Trong trường hợp người có hành vi phạm tội hoặc hành vi gây thiệt hại vật chất nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miến trách nhiệm hình sự mà vụ án hình sự vẫn đưa ra xét xử đối với bị cáo khác thì họ tham gia tố tụng với tư cách bị đơn dân sự. Ví dụ: A và B cùng trộm cắp chiếc xe đạp của C trị giá 450.000 đồng, nhưng chỉ có A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp vì A đã bị xử phạt hành chính về tội trộm cắp, còn B vì chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt cũng chưa đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và hành vi cùng A trộm cắp chiếc xe đạp cũng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nên B không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi xét xử đối với bị cáo A, Toà án xác định B là bị đơn dân sự.

2. Bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi hiện đang là bị đơn trong vụ tranh chấp hợp đồng dân sự. Hiện vụ án tranh chấp đang được tòa án nhân dân huyện thụ lý. Tôi muốn hỏi giả sử trong khi tòa án giải quyết tranh chấp, nếu bên nguyên đơn cung cấp chứng cứ cho tòa án là giấy tờ cố tình làm giả. Và bị đơn đã cung cấp cho tòa án chứng cứ chứng minh bên nguyên đơn đưa chứng cứ cho tòa là giả. Thì bên bị đơn có được kiện ngược lại bên nguyên đơn tội cố tình tạo chứng cứ giả, gây thiệt hại cho bị đơn không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 BLTTDS 2004, bị đơn được:

“Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”.

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 số 92/2015/QH13 mới nhất 2022

Đọc thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì

“Điều 175. Quyền, nghĩa vụ của người được thông báo

Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.

Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn, nhưng không quá mười lăm ngày.

Người được thông báo có quyền yêu cầu Toà án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Điều 176. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.

Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây:

Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;

Xem thêm: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự

Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.

Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn có thể “kiện ngược lại” nguyên đơn bằng việc đưa ra yêu cầu phản tố. Cùng với đơn yêu cầu phản tố, bạn phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu phản tố và tiền tạm ứng án phí theo quy định làm cơ sở để Tòa án xem xét giải quyết theo quy định pháp luật về yêu cầu phản tố của bạn.

3. Sự có mặt của bị đơn trong phiên tòa sơ thẩm

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Công ty luật Dương Gia. Xin cho hỏi trong phiên tòa sơ thẩm xét xử về vụ tranh chấp đất đai với hàng xóm mà tôi là bị đơn mà tôi không tham gia thì có bị làm sao không? Quyền và nghĩa vụ của tôi có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì:

Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Xem thêm: Áp dụng hiệu lực hồi tố theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự quy định quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau:

“1. Bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;

b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

c) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu;

d) Được Toà án thông báo về việc bị khởi kiện.

2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án giải quyết vắng mặt bị đơn”.

Xem thêm: Trường hợp miễn huấn luyện dự bị động viên

Về sự có mặt của bị đơn trong phiên tòa sơ thẩm, Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau:

“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Đọc thêm: Giải ngân phong tỏa là gì

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

Xem thêm: Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.

Như vậy nếu lần thứ nhất được Tòa án triệu tập hợp lệ đến phiên tòa mà bạn vắng mặt, người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn vắng mặt thì Tòa án có thể sẽ hoãn phiên tòa đó, trừ trường hợp bạn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Nếu lần thứ hai được Tòa án triệu tập hợp lệ đến phiên tòa mà bạn vắng mặt, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn cũng vắng mặt thì hoặc Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt họ hoặc Tòa án sẽ hoãn phiên tòa trong trường hợp sự vắng mặt này là vì sự kiện bất khả kháng.

4. Xử lý thế nào khi bị đơn vắng mặt theo giấy triệu tập?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư ! Tôi xin hỏi một việc như sau: Vợ tôi bị 1 người đàn ông đánh, gây thương tật 5% (Pháp y Tỉnh giám định sức khỏe). Công an huyện gửi hồ sơ về xã để giải quyết đền bù. Xã giải quyết không được, vì ông đó không chịu đền. Xã gửi hồ sơ lên Tòa án huyện. Tòa án triệu tập 3 lần nhưng ông đó không đến để giải quyết. Vậy tôi phải làm gì, và quyền lợi của vợ tôi có được đảm bảo không ? Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Bạn nêu vợ bạn bị một người đàn ông đánh, gây thương tật 5% (Pháp y Tỉnh giám định sức khỏe). Công an huyện gửi hồ sơ về xã để giải quyết đền bù . Xã giải quyết không được, vì ông đó không chịu đền. Xã gửi hồ sơ lên Tòa án huyện. Tòa án triệu tập 3 lần nhưng ông đó không đến để giải quyết. Trong trường hợp này, Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử vắng mặt người đàn ông đánh vợ bạn nếu người đó được Tòa án triệu tập hợp lệ 3 lần mà không có lý do chính đáng. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 16 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền và nghĩa vụ của đương sự thì đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. Điều này có nghĩa là người đàn ông đánh vợ bạn là bị đơn trong vụ án thì khi được Tòa án triệu tập người đán ông đó có nghĩa vụ có mặt tại Tòa theo giấy triệu tập.

Xem thêm: Bài tập tình huống môn Luật tố tụng dân sự

Và theo Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt, vắng mặt của các đương sự như sau:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

…..”.

Xem thêm: Chi phí tố tụng theo quy định bộ luật tố tụng dân sự 2015

bi-don-duoc-toa-an-trieu-tap-hop-le-3-lan-ma-khong-den-thi-xu-ly-the-nao

Luật sư tư vấn về đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập:1900.6568

Như vậy, theo quy định trên thì nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai và đương sự không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì có thể xảy ra các trường hợp như sau:

+ Một, bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa;

+ Hai, bị đơn vắng mặt không do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố.

Như vậy, xét trong trường hợp của bạn, nếu người đàn ông đánh vợ bạn được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ ba mà không đến mà không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt người đó. Và quyền lợi của vợ bạn vẫn được Tòa án đảm bảo nếu có chứng cứ đầy đủ chứng minh yêu cầu khởi kiện của vợ bạn là có căn cứ.

Tham khảo thêm: Thế nào là bố cục của văn bản

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !