logo-dich-vu-luattq

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1. Khái niệm trách nhiệm dân sự

Khái niệm trách nhiệm dân sự có thể hiểu theo nhiều cách. Tuy nhiên đơn giản và dễ hiểu nhất, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng khi có sự vi phạm pháp luật dân sự, nhằm mục đích bù đắp tổn hại về vật chất của người bị thiệt hại. Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Về điểm này, theo Điều 134 Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”. Khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự quy định:

“Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.

Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.

Tóm lại, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.

Trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng với người có hành vi vi phạm đã gây thiệt hại cho người khác. Người đó phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả. Tùy vào từng trường hợp, bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng người sở hữu xe cơ giới khác nhau.

2. Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân đối với người thứ ba phát sinh rủi ro.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh với điều kiện người thứ ba yêu cầu người có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.

Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nếu sự kiện bảo hiểm phát sinh liên quan đến lỗi của người tham gia bảo hiểm thì tuỳ thuộc mức độ lỗi mà bên bảo hiểm có quyền từ chối trả một phần hoặc toàn bộ tiền bảo hiểm.

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, có hai loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách

“Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc…

Tìm hiểu thêm: Nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần

2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;

b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d) Bảo hiểm cháy, nổ.

..”

– Đối tượng áp dụng:

  • Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
  • Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

​- Thời điểm phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm: Theo quy định tại Điều 53 Luật kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô và xe máy

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy là sự hỗ trợ về mặt tài chính cho tài xế khi họ gây thiệt hại cho người khác hoặc tài sản của người đó trong khi đang lái chiếc xe được bảo hiểm. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô và xe máy chỉ bảo hiểm cho các thương tích hoặc thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ chứ không phải cho lái xe hoặc tài sản của người lái xe. Hai nhân tố của bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô và xe máy là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng sẽ bảo hiểm cho người lái xe có lỗi, vì vậy họ không phải trả các chi phí y tế khẩn cấp và tiếp diễn cũng như thiệt hại về thu nhập và chi phí mai táng cho bên thứ ba. Nó cũng giúp trang trải các khoản chi phí pháp lý cho người tham gia bảo hiểm khi tai nạn họ gây ra dẫn đến một vụ kiện. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản sẽ trang trải các chi phí như chi phí sửa chữa nhà hoặc cơ sở bán lẻ bị hư hỏng do tai nạn, và chi phí sửa chữa xe của các lái xe khác có liên quan đến vụ tai nạn.

2.2 Bảo hiệm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà cá nhân hoặc doanh nghiệp phải mua theo luật định. Bảo hiểm bắt buộc là bắt buộc đối với cá nhân và doanh nghiệp muốn tham gia vào một số hoạt động có rủi ro tài chính nhất định, chẳng hạn như lái xe cơ giới hoặc thuê mướn nhân viên. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc hỗ trợ nạn nhân của các vụ tai nạn chi phí hồi phục sau tai nạn mà người khác, chẳng hạn như một lái xe hoặc người sử dụng lao động, đã gây ra.

3. Lợi ích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Cuộc sống luôn tiềm ẩn rủi ro không thể lường trước. Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp bạn chủ động bảo vệ tài sản và bản thân đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng. Xuất phát từ lợi ích chung của xã hội cũng như của từng thành viên trong cộng đồng, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được triển khai tại hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính sách này được đánh giá là một trong số các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ chủ xe và người bị tai nạn khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống khi không may xảy ra tai nạn giao thông, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Tìm hiểu thêm: CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 của Bộ Tài chính về quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã quy định quy định, chủ xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định.

Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm duy nhất giữa chủ phương tiện và doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi phương tiện được cấp 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ phương tiện bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp trước đây) cấp lại.

Khi tham gia loại hình bảo hiểm này, chủ xe cơ giới có quyền được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến việc giao kết, thực hiện và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. Chủ xe cơ giới cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh; chủ xe cơ giới là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, phí bảo hiểm được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Theo quy định, mức trách nhiệm bảo hiểm của đơn vị bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/người/vụ tai nạn. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô, xe máy gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn; đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô gây ra là 100 triệu đồng/vụ tai nạn. Bên cạnh việc bồi thường cho chủ xe, một phần số tiền bảo hiểm sẽ được sử dụng để hỗ trợ nạn nhân khi gặp tai nạn giao thông. Trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm, nạn nhân sẽ được hỗ trợ bồi thường nhân đạo số tiền lên đến 20 triệu đồng/người.

Những sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến hiện nay:

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hàng hóa vận chuyển

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ vật nuôi…

4. Loại trừ bảo hiểm

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
  • Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
  • Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
  • Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
  • Chiến tranh, khủng bố, động đất.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

​5. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba (Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm). Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Tìm hiểu thêm: Mức lương tối đa đóng bhxh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !