Thực hiện pháp luật bao gồm bốn hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu vào giải thích thi hành pháp luật là gì? – một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật.
Nội dung chính
Thi hành pháp luật là gì?
Thi hành pháp luật là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.
Xem thêm: Thế nào là thi hành pháp luật
Trên thực tế hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về thi hành pháp luật, chúng tôi xin đưa ra một số định nghĩa phổ biến như sau:
Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Theo định nghĩa trên trang Wikipedia thì thi hành pháp luật được hiểu là: một hệ thống mà một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức để thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi, hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và các quy tắc chi phối xã hội đó.
Như vậy hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thi hành pháp luật tồn tại, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được.
Một số ví dụ về việc tổ chức Nhà nước và các nhân, tổ chức khác thi hành pháp luật
Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về thi hành pháp luật là gì? Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về thi hành pháp luật.
Ví dụ về việc tổ chức Nhà nước thi hành pháp luật:
Tham khảo thêm: điều 175 bộ luật hình sự
Theo quy định tại khoản 2 – Điều 114 – Hiến pháp năm 2013 quy định:
“ Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
Như vậy, Ủy ban nhân dân sẽ là cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Chính vì thế Ủy ban nhân dân phải thực hiện các hoạt động nhằm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương nếu Ủy ban nhân dân mà không hành động thì Ủy ban nhân dân sẽ vi phạm quy định tại Điều luật này.
Ví dụ về cá nhân, tổ chức khác thi hành pháp luật:
– Cá nhân:
Theo quy định tại Điều 30, 31 – Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì:
“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Điều 31. Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân:
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Tìm hiểu thêm: đặc điểm của quan hệ pháp luật
a. Lý lịch rõ ràng;
b. Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c. Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d. Có trình độ văn hóa phù hợp.”
Như vậy, theo quy định trên những cá nhân thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành nhập ngũ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu không thi hành quy định trên thì cá nhân đó đang không thi hành pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức:
Theo quy định tại khoản 3 – Điều 8 – Luật doanh nghiệp năm 2014: “ kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, những đối tượng của Luật doanh nghiệp phải chủ động tiến hành kê khai thuế, nộp thuế vầ thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật đúng theo như yêu cầu của quy định trên. Nếu không thi hành sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có những thắc mắc liên quan đến bài viết thi hành pháp luật là gì? Vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6557 để được hỗ trợ, trân trọng!
Đọc thêm: Chế định pháp luật là gì