logo-dich-vu-luattq

điều 175 bộ luật hình sự

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Tìm hiểu thêm: Thế nào là vi phạm pháp luật

Xem thêm: điều 175 bộ luật hình sự

Đọc thêm: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

PHÂN TÍCH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, thì mặt trái của nền kinh thị trường mang lại, đó là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Trong số này, thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, việc xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xác định tội danh, quyết định hình phạt, vấn đề “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế và “phi hình sự hóa” trong thời gian qua cho thấy, các cơ quan áp dụng pháp luật đôi lúc còn tỏ ra lúng túng trong quá trình áp dụng, do đó, phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được nêu ra một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, qua đó, đề xuất một số ý kiến, để góp phần hoàn thiện hơn quy định về tội phạm này. 1. Khái niệm chung về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại phát sinh ngày càng phong phú và đa dạng. Do đó, việc nhận diện đúng ranh giới giữa các quan hệ này với hành vi phạm tội, từ đó mới có thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, khách quan, đầy đủ và chính xác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng được gọi là “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội, cũng như sự nhầm lẫn giữa một số tội phạm có cấu thành giống nhau. Muốn vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 2. Một số vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng 2.1 Về hành vi khách quan của tội phạm Trong các yếu tố cấu thành cơ bản của của tội phạm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 175 BLHS về hành vi khách quan, có những tình tiết khó chứng minh, cụ thể như sau: Điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS quy định: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Tuy nhiên, trường hợp “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn. Trong thực tiễn, một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn, nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nên đã phát sinh nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng, chỉ cần xác định được tình tiết một người nào đó sau khi nhận được tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn; không trả tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp là đủ cơ sở kết luận người đó phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, không phụ thuộc vào lý do bỏ trốn của họ là nhằm mục đích gì. Trong khi đó, thực tế đã chứng minh, không phải tất cả mọi trường hợp bỏ trốn đều có ý thức chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Lê Thanh T, Giám đốc Công ty tư nhân Thuận Thành, chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo. Từ năm 2016 đến 2017, do tình hình kinh tế thế giới biến động, không nắm được giá cả, thị trường dẫn đến Công ty của T làm ăn thua lỗ, không trả được nợ khi đến hạn. Các chủ nợ nhiều lần đến Công ty đòi nợ và đe dọa nếu không trả sẽ hành hung. Do sợ bị đánh, T bỏ trốn sang Campuchia để tìm việc làm, với ý định có tiền sẽ đem về trả nợ. Trường hợp này, nếu kết luận T bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là không có cơ sở, vì số tiền vay, mượn, T đã sử dụng hết vào việc kinh doanh, khi bỏ trốn T không còn tiền. Việc không trả được nợ là do làm ăn thua lỗ, chứ T không có ý chiếm đoạt. Tại điểm b khoản 1 Điều 175 BLHS quy định: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”. Như vậy, chỉ các trường hợp người nhận được tài sản đã sử dụng tài sản đó vào “mục đích bất hợp pháp”, như: buôn lậu, mua bán ma túy, đánh bạc,… dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, mới bị coi là phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Còn đối với các trường hợp vay, mượn tiền với số lượng lớn, sau đó sử dụng vào việc ăn chơi, tiêu xài hoang phí dẫn đến không khả năng trả nợ, lại không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc dùng tiền vay, mượn để ăn chơi, tiêu xài… tuy có trái với đạo đức xã hội nhưng lại không được xem là việc làm “bất hợp pháp”. Thực tế hiện nay, các vụ vỡ nợ, hụi lên đến hàng tỷ đồng xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương đã làm cho bao người điêu đứng vì mất tiền, nhưng xử lý hình sự các trường hợp này lại gặp nhiều khó khăn, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, thậm chí, nếu xử lý sẽ bị quy kết là “Hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế”. 2.2 Về tình tiết định tội Về mức tối thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong cấu thành cơ bản: mức tối thiểu về giá trị tài sản bị chiếm đoạt để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định từ 4 triệu đồng trở lên. Do định lượng cấu thành cơ bản giữa hai tội không bằng nhau, nên có nhiều trường hợp phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác (có giá trị dưới 4 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự như: gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án chưa được xóa án tích), nhưng cơ quan điều tra không thể khởi tố ngay được, mà phải tốn kém nhiều thời gian để chứng minh ý thức của người chiếm đoạt tài sản có trước hay sau khi đã nhận tài sản. Trong thực tế, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng nại rằng: sau khi nhận được tài sản mới nảy sinh ý thức chiếm đoạt, để trốn tránh trách nhiệm hình sự; bởi vì, tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 4 triệu đồng, chưa đủ định lượng để khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dẫn đến bỏ lọt tội phạm, vì không chứng minh được ý thức chiếm đoạt có trước khi nhận tài sản. Về tình tiết “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” trong Chương các tội xâm phạm về sở hữu nói chung, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng, cũng nảy sinh bất hợp lý, chưa mang tính răng đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Theo khoản 1 Điều 175 BLHS quy định: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu, thì phải có thêm dấu hiệu “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm” mới cấu thành tội phạm, nên trong thực tế có người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu, tuy chưa có lần nào bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng lại có nhiều tiền án về các tội đặc biệt nghiêm trọng khác, như: giết người, hiếp dâm trẻ em, mua bán trái phép chất ma túy,… lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu và chỉ có một lần tiền án về tội chiếm đoạt (mặc dù thuộc loại ít nghiêm trọng) vẫn bị coi là tội phạm. 2.3 Về tình tiết định khung tăng nặng “Có tính chất chuyên nghiệp”. 2.4 Những vướng mắc trong hướng dẫn thực hiện Ngày 25/12/2001 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2001/TTLT-TA-VKS-BCA-BTP hướng dẫn thực hiện các quy định tại chương XIV về các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, một số quy định của Thông tư vẫn còn mang tính chung chung và khó thực hiện, cụ thể: Tại mục 5 phần II Thông tư hướng dẫn: “Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trong; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu: a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu… lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính”. Chính quy định này, mà thực tiễn xét xử ở một số cơ quan, người tiến hành tố tụng, chưa nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các điều kiện trên, cụ thể: thế nào là “Hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian”. Trong Thông tư liên tịch số 02 có nêu ví dụ: Kẻ phạm tội liên tục lấy cắp tài sản của nhiều người trong cùng một đêm, thì được cộng dồn để xử lý. Nếu đặt trường hợp: Ngày 10/8/2010, Nguyễn Văn A lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của B số tiền một triệu đồng. Ngày 11 và 12/8/2010, A tiếp tục lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của C số tiền hai triệu đồng và D số tiền một triệu đồng. Như vậy, hành vi của A có được xem là thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian để cộng dồn giá trị tài sản bị chiếm đoạt để xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không. Mặt khác, việc chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội có dấu hiệu “Lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính” là rất khó khăn, vì họ thường có nghề nghiệp (tuy không ổn định) và không người phạm tội nào lại thừa nhận họ sống từ việc phạm tội. Tương tự như trên, tại mục 5.1 Nghị quyết 01 ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Chỉ áp dụng tình tiết “Phạm tội có tình tiết chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; b. Người phạm tội đều lấy các phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Thực tế, tại một số Tòa án địa phương, chỉ cần điều kiện thứ nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng tình tiết này. Ví dụ: Lê Thị K, chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc, kim khí đá quý đã huy động tiền, với lãi suất từ 3% đến 5% của 17 hộ dân (thấp nhất là hai mươi triệu đồng, cao nhất là sáu trăm triệu đồng đồng), rồi chiếm đoạt và bỏ trốn. Trong một số trường hợp cụ thể thì như thế nào là: “Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, vẫn chưa được hướng dẫn, nên quá trình áp dụng trong thực tiễn chưa thống nhất nhau. 3. Kiến nghị hoàn thiện Từ những vướng mắc, bất cập trong quy định của BLHS về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” như phân tích nêu trên, nếu xem xét ở góc độ mức hình phạt thì không bảo đảm tính công bằng, không đạt được mục đích của hình phạt. Do đó, để bảo đảm tính hợp lý, công bằng, nghiêm minh trong chính quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử, chúng tôi đề xuất sửa đổi Điều 140 về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, cụ thể như sau: + Bổ sung thêm vào khoản 1 Điều 140 BLHS hiện hành nói riêng, cũng như các tội xâm phạm sở hữu nói chung tình tiết định tội “Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” theo hướng: “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. + Bổ sung tình tiết định khung tăng nặng “Có tính chất chuyên nghiệp” vào khoản 2 Điều 140 BLHS, cụ thể: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; … Mặt khác, BLHS quy định tình tiết định khung tăng nặng về giá trị tài sản bị chiếm đoạt và khung hình phạt ở các khoản 2,3,4 của tội “Lừa đảo” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là giống nhau. Do đó, để đảm bảo tính đồng nhất và tính công bằng trong quyết định hình phạt, Bộ Luật hình sự cũng cần được nghiên cứu, sửa đổi theo hướng định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong cấu thành cơ bản của hai tội là bằng nhau, trên cơ sở phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

>&gt Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2022

Tìm hiểu thêm: Thế nào là vi phạm pháp luật

Xem thêm: điều 175 bộ luật hình sự

Phân tích cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

Đọc thêm: Luật bâu cử đại biểu hđnd

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !