>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về phân chia di sản thừa kế: 1900.6162
Tham khảo thêm: Luật quy hoạch đô thị 2009 30/2009/QH12
Xem thêm: Luật chia tài sản thừa kế
Trả lời:
Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, 3 căn nhà đều đứng tên bố bạn. Tuy nhiên, để xác định di sản thừa kế của bố bạn thì cần phải xem 3 căn nhà đó là tài sản chung vợ chồng với mẹ bạn hay tài sản riêng của bố bạn. Vì trong thư yêu cầu bạn chưa nêu rõ vấn đề này nên với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau
Trường hợp 1: 3 căn nhà là tài sản chung vợ chồng của bố mẹ bạn. Trong trường hợp này, phải xác định phần tài sản của bố bạn trong khối tài sản chung theo nguyên tắc sau được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Đọc thêm: Các dấu hiệu vi phạm pháp luật
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”
Sau khi chia và xác định được phần tài sản của bố bạn trong khối tài sản chung thì đây chính là di sản thừa kế của bố bạn.
Trường hợp 2: Nếu tài sản 3 căn nhà là tài sản riêng của bố bạn thì đây sẽ được xem là di sản thừa kế của bố bạn theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015
“Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Sau khi xác định được di sản thừa kế của bố bạn thì sẽ tiến hành chia di sản thừa kế của bố bạn theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trường hợp 2.1: Nếu bố bạn để lại di chúc và di chúc có hiệu lực pháp luật thì di sản thừa kế của bố bạn sẽ được tiến hành chia theo di chúc của bố bạn để lại. Mẹ bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế theo di chúc nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau đây theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:
” Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Tìm hiểu thêm: ý nghĩa của luật hình sự
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Trường hợp2. 2: Nếu bố bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật thì di sản thừa kế của bố bạn sẽ được tiến hành chia theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, không phải theo tỉ lệ : vợ 50% và con 50% bao nhiêu người con chia ra như bạn hiểu. Mẹ bạn chỉ có quyền đối với phần tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung vợ chồng và phần quyền của mẹ bạn trong di sản thừa kế của bố bạn, không phải toàn bộ di sản thừa kế của bố bạn. Do đó, mẹ bạn chỉ được sang tên đối với phần di sản thừa kế mà mẹ bạn được chia như chúng tôi đã nêu trong các trường hợp trên.
Tham khảo thêm: Luật quy hoạch đô thị 2009 30/2009/QH12
Xem thêm: Luật chia tài sản thừa kế