logo-dich-vu-luattq

đặc điểm của áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Vậy đặc điểm của áp dụng pháp luật là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn

Khái niệm đặc điểm của áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

Xem thêm: đặc điểm của áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

1) Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;

2) Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

3) Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật; 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…

Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều bước khác nhau, bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá sự việc xảy ra trên thực tế, lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đến việc ra văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành. Trong đó, việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp đối với trường hợp cần áp dụng là bước rất quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Một trong những yêu cầu của việc lựa chọn quy phạm pháp luật đó là: xác định quy phạm được lựa chọn là quy phạm đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác.

Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta

Đọc thêm: Pháp luật quy định về việc chia tài sản như thế nào?

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước

– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ở nước ta chỉ có Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ ở địa phương khi họ yêu cầu, chỉ có Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội…

– Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ cụ thể, ý chí của Nhà nước trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực trong thực tế.

– Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó. Quyết định này thể hiện ý chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp.

Tham khảo thêm: Luật nhân quả cho người thứ 3

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

Ví dụ: Hoạt động xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất của Ủy ban nhân dân vừa là hình thức thực hiện pháp luật của Ủy ban nhân dân, vừa là hình thức Ủy ban nhân dân tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai quy định.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể

Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo, tư duy logic trên cơ sở quy định pháp luật của người áp dụng.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
  • Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
  • Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
  • Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu mới nhất
  • Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đặc điểm của áp dụng pháp luật”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0967 370 488

Đọc thêm: Khoản 2 điều 255 bộ luật hình sự

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !