logo-dich-vu-luattq

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật

Một hành vi như thế nào được xác định là hành vi trái pháp luật. Một hành vi được xác định là hành vi trái pháp luật có đồng nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Chắc hẳn có rất nhiều người còn nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hành vi trái pháp luật là gì? Điểm giống và khác nhau giữa hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là gì?

Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật, được thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi sau (i) Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm (ii) Không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện (iii) Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.

Xem thêm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật

Như vậy có thể thấy đặc trưng để xác định một hành vi có được coi là hành vi trái pháp luật hay không chính là “trái pháp luật”. Trái ở đây là sai trái, theo từ điển tiếng Việt thì sai trái được hiểu là hành vi đi ngược lại với lẽ phải, làm những điều không đúng đắn, không đúng với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Trái pháp luật là việc thực hiện ngược lại với quy định của pháp luật được nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo quy định tại điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam gồm có Hiến pháp; Bộ luật, luật; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

Một người thực hiện trái với những quy định được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật trên sẽ được coi là hành vi trái pháp luật.

Phân việt hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật

Ngoài việc giải đáp “Hành vi trái pháp luật là gì?”, chúng tôi xin đưa ra những thông tin giúp Quý độc giả phân biệt hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Vi phạm luật hôn nhân gia đình

Có phải mọi hành vi trái pháp luật đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật? Câu trả lời là không. Vi phạm pháp luật được định nghĩa như sau:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:

+ Là hành vi trái pháp luật

+ Có yếu tố lỗi;

+ Do chủ thể có đủ năng lực pháp lý thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi đó xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Như vậy có thể thấy được rằng hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hành vi trái pháp luật chỉ là một trong những điều kiện cần để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài yếu tố có hành vi trái pháp luật, một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật nếu hành vi đó do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Ví dụ hành vi giết người được xác định là hành vi trái pháp luật vì pháp luật cấm người khác xâm phạm đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người khác.

Tham khảo thêm: Xử lý vi phạm luật nghĩa vụ quân sự

Tuy nhiên người này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cá nhân đó đủ năng lực hành vi dân sự, đủ tuổi chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. Có yếu tố lỗi trong khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Lỗi là khả năng nhận thức của người thực hiện hành vi trái pháp luật về mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả do hành vi gây ra đối với các mối quan hệ xã hội. Điều này phản ánh chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm thay vì thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực, phép tắc xã hội khi hoàn toàn có quyền lựa chọn thực hiện hành vi khác.

Lỗi theo quy định của Bộ luật hình sự thì bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy rõ hậu quả của hành vi nguy hiểm đó và mong muốn hậu quả đó sẽ xảy ra trên thực tiễn.

Lỗi vô ý là việc người thực hiện hành vi phạm tội mặc dù nhận thức được hành vi có thể gây ra hậu quả nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với hành vi vi phạm của mình. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi gây ra mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu các chế tài xử lí khác nhau. Đó có thể là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội mà chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm.

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản hành vi trái pháp luật là việc thực hiện trái với quy định của pháp luật.

Còn vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật kèm thêm các yếu tố về năng lực chủ thể, độ tuổi, lỗi và xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mới được xác định là vi phạm pháp luật.

Trên đây là phân tích của Luật Hoàng Phi nhằm giải đáp “Hành vi trái pháp luật là gì?”. Nếu quý khách có thắc mắc gì về vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn: 1900 6557.

Tham khảo thêm: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ bị hình phạt nào ?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !