Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm và phân loại văn bản pháp luật hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nội dung liên quan đến văn bản pháp luật.
Nội dung chính
- 1 1. Văn bản pháp luật là gì
- 2 2. Đặc điểm của văn bản pháp luật
- 2.1 2.1. Văn bản pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền ban hành
- 2.2 2.2. Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định
- 2.3 2.3. Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
- 2.4 2.4. Văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể
- 2.5 2.5. Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện
- 3 3. Phân loại văn bản pháp luật
1. Văn bản pháp luật là gì
Có rất nhiều quan điểm hiện nay về khái niệm văn bản pháp luật, tuy nhiên có thể định nghĩa văn bản pháp luật như sau: Văn bản pháp luật (VBPL) do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước.
Xem thêm: Văn bản pháp luật là gì
Văn bản pháp luật bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.
2. Đặc điểm của văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:
2.1. Văn bản pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền ban hành
Ở Viêt Nam những chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước bao gồm: Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực do mình quản lý mà pháp luật quy định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định cho một số chủ thể khác cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật như: Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,…
Những VBPL mà được ban hành bởi chủ thể không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành thì không có hiệu lực pháp luật.
2.2. Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định
Hình thức văn bản pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức của văn bản.
Đọc thêm: Khoản 2 điều 134 bộ luật hình sự
– Về tên gọi: Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật có tên gọi khác nhau như: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư,…
– Về thể thức: VBPL là quy định cách trình bày văn bản theo một khuôn mẫu, kết cấu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
2.3. Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
– VBPL được ban hành theo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo,…Với mỗi VBPL cụ thể thì có các quy định về thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo, tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra giám sát của những cơ quan có thẩm quyền đối với việc ban hành VBPL.
2.4. Văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể
Nội dung của VBPL chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí được biểu hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.
2.5. Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện
Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục hoặc cưỡng chế. Nếu các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước.
3. Phân loại văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
3.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Tìm hiểu thêm: Khoản 1 điều 321 bộ luật hình sự
Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Bộ luật,…
Xem thêm: Điểm mới về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
3.2. Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục quy định, có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong một trường hợp cụ thể.
Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể, áp dụng cho một chủ thể xác định và được abn hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, quyết định khen thưởng,…
3.3. Văn bản hành chính
Văn bản hành chính là những văn bản được ban hành nhằm triểm khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên đối với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Văn bản hành chính không quy định cụ thể về tên gọi, thẩm quyền, nội dung.
Ví dụ: Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Trên đây là nội dung bài viết Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm và phân loại văn bản pháp luật. Hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Đọc thêm: điều 191 luật đất đai 2013