Nội dung chính
- 1 Có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
- 2 Tư vấn bảo hiểm xã hội
- 3 Thứ nhất, về địa điểm đóng BHXH tự nguyện
- 4 Thứ hai, về giấy tờ cần thiết để tham gia BHXH tự nguyện
- 5 Thứ ba, về thời gian tham gia BHXH tự nguyện để đáp ứng điều kiện rút BHXH 1 lần
- 6 Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172
Có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu ? Em không biết phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu và cần giấy tờ gì, nhờ tổng đài hỗ trợ em với ạ! Và em đóng bao lâu thì được nhận tiền 1 lần thế ạ?
- Tính tiền BHXH 1 lần trong trường hợp đóng BHXH tự nguyện
- Không muốn đóng BHXH tự nguyện nữa có được rút không?
- Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
Tư vấn bảo hiểm xã hội
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu; Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Xem thêm: Tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu
Thứ nhất, về địa điểm đóng BHXH tự nguyện
Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.“
Như vậy, người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi người đó cư trú.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viện e có khám bảo hiểm thứ 7 không
Đồng thời tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định về nơi cư trú như sau:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”
Do đó, bạn có thể đến cơ quan BHXH trên địa bàn huyện nơi bạn thường trú hoặc nơi tạm trú để tham gia BHXH tự nguyện.
Thứ hai, về giấy tờ cần thiết để tham gia BHXH tự nguyện
Điểm 1.1 Điều 1 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).“
Đọc thêm: Chuyển bảo hiểm y tế sang bệnh viện khác
Theo quy định này, bạn cần chuẩn bị tờ khai tham gia BHXH ( mẫu TK1-TS ) đến cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn cư trú.
Thứ ba, về thời gian tham gia BHXH tự nguyện để đáp ứng điều kiện rút BHXH 1 lần
Khoản 1 Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các trường hợp được hưởng BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện như sau:
- Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172
Do đó, chỉ cần bạn có tham gia đóng BHXH tự nguyện và đáp ứng đủ một trong những điều kiện hưởng ở trên thì bạn có thể yêu cầu rút BHXH 1 lần.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Điều kiện rút BHXH một lần khi tham gia đóng BHXH tự nguyện
Thủ tục rút BHXH 1 lần khi tham gia đóng BHXH tự nguyện
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Tìm hiểu thêm: CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ