logo-dich-vu-luattq

Tổng diện tích đất nông nghiệp của việt nam

Trình bày tờ trình của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) tại phiên họp toàn thể thứ ba Ủy ban Kinh tế (UBKT) của QH, thẩm tra về vấn đề này, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp là 27,73 triệu ha (giảm 251.220 ha so năm 2020). Riêng diện tích đất trồng lúa là 3,57 triệu ha, giảm 348.770 ha. Đất phi nông nghiệp đến năm 2030 được xác định là 4,90 triệu ha. Diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 210.930 ha, tăng 120.100 ha so năm 2020, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trục kinh tế ven biển, gắn kết với hạ tầng giao thông. Đến năm 2030, cả nước có 45 khu kinh tế với diện tích là 1,65 triệu ha, tăng 15.400 ha so năm 2020…

Về đất đô thị, Thứ trưởng TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, hiện trạng đất đô thị đến ngày 31/12/2020 là 2,03 triệu ha. Để từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo từng giai đoạn với mô hình mạng lưới, xanh, thông minh và bền vững; phát triển đô thị cần lấy định hướng phát triển giao thông làm cơ sở cho phát triển, quy hoạch đô thị theo mô hình TOD nhằm phát triển một cách hài hòa và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Xem thêm: Tổng diện tích đất nông nghiệp của việt nam

Nhận xét hồ sơ chưa đề cập việc rất quan trọng là lấy ý kiến nhân dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của QH Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, quy hoạch liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật Quy hoạch có nói phải lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch sử dụng đất dưới các hình thức phù hợp như phát phiếu điều tra xã hội học, trưng bày, niêm yết công khai… vậy quy hoạch lần này đã lấy ý kiến thực chất chưa, để tránh khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai sau này.

Tham khảo thêm: Tháng ba về đất Tổ

Ông Nguyễn Mạnh Cường và một số đại biểu cũng băn khoăn về việc Điều 58 Luật Đất đai hiện hành quy định, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được QH quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên; từ 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên.

Tại tờ trình, Chính phủ đề nghị QH cho phép UBND cấp tỉnh thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo quy định nói trên và bỏ quy định trên tại Điều 58.

Tuy nhiên, cả Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Trần Hồng Nguyên và Phó Chủ nhiệm UBTP của QH Nguyễn Mạnh Cường đều cho rằng, nếu bỏ quy định của một đạo luật thì phải sửa luật theo một quy trình chặt chẽ. Luật Đất đai hiện hành đang chuẩn bị được sửa đổi, nên cần có sự nghiên cứu toàn diện để sửa đổi đồng bộ.

Tìm hiểu thêm: Mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng

Trong khuôn khổ phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH, tại phiên UBTVQH đã cho ý kiến về vấn đề này, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đề nghị, một trong các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đặt ra là để bảo đảm an ninh lương thực, đến năm 2030, diện tích đất trồng lúa là 3,57 triệu ha. Trong khi, tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn quốc tính đến ngày 31/12/2020 là 27,98 triệu ha, trong đó, có 3,92 triệu ha đất trồng lúa. Chính phủ đề xuất, trong số 3,57 triệu ha đất trồng lúa, có thể cho phép quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng linh hoạt với diện tích khoảng 300.000 ha, nhưng được bảo vệ, không làm thay đổi tính chất, các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại.

Thẩm tra, Chủ nhiệm UBKT của QH Vũ Hồng Thanh nêu quan điểm, trên thực tế ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và về mặt kinh tế có thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đất chuyên trồng lúa là loại đất đặc biệt, có đặc trưng riêng về thành phần lý hóa tính, cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài. Do đó, việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác phải đi kèm điều kiện không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của đất lúa. Khi đã sử dụng đất lúa cho mục đích phi nông nghiệp hoặc đất nông nghiệp khác thì cũng không dễ chuyển lại thành đất lúa.

Ủng hộ đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng linh hoạt trên đất lúa, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH Nguyễn Phú Cường lại cho rằng, nếu cứ “bắt” nông dân phải trồng lúa sau đó xuất khẩu, thu hoạch 50 – 70 triệu đồng/ha một năm, trong khi đó nếu chuyển sang trồng cây khác có thể thu hoạch được 500 – 700 triệu đồng thì chẳng khác nào “bao cấp” cho cả thế giới về lúa gạo. Vì thế, đề nghị nên cho phép linh hoạt chuyển đổi, với điều kiện khi cần thì lại có thể chuyển sang trồng lúa để bảo đảm và nhất quán mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực.

Sau khi tiếp tục hoàn thiện, Quy hoạch này sẽ được trình QH tại kỳ họp thứ hai QH khóa XV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới.

Đọc thêm: Giá đất đền bù giải phóng mặt bằng năm 2021

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !