Nội dung chính
- 1 Xem luật sư theo Lĩnh vực
- 1.1 Luật sư làm những việc gì?
- 1.2 1. Luật sư có thể giúp được gì cho thân chủ trong vụ án hình sự?
- 1.3 2. Luật sư có thể giúp được gì cho bạn trong các tranh chấp hoặc yêu cầu khác?
- 1.4 3. Khi nào bạn cần tham vấn ý kiến tư vấn pháp luật từ Luật sư?
- 1.5 4. Ngoài những việc trên, Luật sư còn có thể làm được gì khác cho bạn?
- 1.6 Làm sao để chọn Luật sư phù hợp nhất cho sự việc của tôi ?
- 1.7 1. Địa phương nơi hành nghề của Luật sư là tiêu chí quan trọng nhất
- 1.8 2. Lĩnh vực hành nghề của Luật sư
- 1.9 3. Nhận xét của các khách hàng trước
- 1.10 Tôi phải trả bao nhiêu tiền phí cho Luật sư ?
Xem luật sư theo Lĩnh vực
Luật sư làm những việc gì?
Luật sư là những người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Về cơ bản, Luật sư có thể hỗ trợ các vấn đề pháp lý cho thân chủ ở 04 mảng chính: (1) bào chữa cho thân chủ trong các vụ án hình sự, (2) đại diện hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong các tranh chấp hoặc yêu cầu phát sinh mà có liên quan đến pháp luật, (3) tư vấn pháp luật cho thân chủ, (4) và đại diện cho thân chủ thực hiện các công việc khác có liên quan đến pháp luật.
Xem thêm: Tìm luật sư
1. Luật sư có thể giúp được gì cho thân chủ trong vụ án hình sự?
Nếu được mời, Luật sư có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự. Với kiến thức pháp luật và kinh nghiệm trong quá trình hành nghề của mình, Luật sư có thể vận dụng để giúp thân chủ gỡ tội (vô tội), hoặc giúp làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (ví dụ, chuyển sang tội khác nhẹ hơn, hoặc giảm nhẹ mức hình phạt), hoặc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ trong suốt tiến trình tố tụng (ví dụ, chống bức cung, dùng nhục hình).
Ngoài việc tham gia với vai trò là người bào chữa, Luật sư có thể tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự (ví dụ, Luật sư có thể giúp người bị hại đòi lại tiền trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền).
2. Luật sư có thể giúp được gì cho bạn trong các tranh chấp hoặc yêu cầu khác?
Luật sư có thể đại diện hoặc bảo vệ quyền lợi của bạn trong các tranh chấp hoặc yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính (ví dụ, Luật sư có thể bảo vệ quyền lợi của bạn trong tranh chấp quyền thừa kế nhà, hay tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn, hay đại diện bạn để giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh).
3. Khi nào bạn cần tham vấn ý kiến tư vấn pháp luật từ Luật sư?
Trong kinh doanh hoặc trong cuộc sống sẽ xảy ra những tình huống bạn cần tham vấn ý kiến của Luật sư để đảm bảo bạn hiểu rõ mọi quy định của pháp luật trước khi ra quyết định, và nhờ đó phòng tránh được những rủi ro pháp lý mà bạn có thể phải gánh chịu. Đó có thể là tình huống bạn nhờ Luật sư tư vấn cho bạn về nội dung hợp đồng trước khi bạn ký kết, hoặc nhờ Luật sư kiểm tra tình trạng pháp lý của căn nhà mà bạn dự định mua, hay nhờ Luật sư tư vấn về quyền lợi khi bạn bị công ty sa thải.
Thông thường, Luật sư sẽ hỏi bạn các thông tin liên quan, đề nghị bạn cung cấp các giấy tờ cần thiết để Luật sư nghiên cứu. Sau đó, Luật sư sẽ vận dụng các kiến thức cũng như kinh nghiệm để phân tích và đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn, hoặc đưa ra các phương án để bạn lựa chọn và quyết định.
4. Ngoài những việc trên, Luật sư còn có thể làm được gì khác cho bạn?
Luật sư có thể đại diện cho bạn thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật khi bạn quá bận rộn và không có thời gian để tự mình làm, hay khi công việc đó quá phức tạp mà bạn không muốn tự mình làm, hoặc trong các tình huống khác khi bạn thấy có nhu cầu. Ví dụ nếu bạn là giám đốc của một công ty khởi nghiệp và quá bận rộn với các công việc kinh doanh thì bạn có thể nhờ Luật sư thực hiện thủ tục thành lập công ty và xin các giấy phép cần thiết khác. Hoặc nếu bạn cần chia di sản thừa kế là căn nhà có liên quan rất nhiều đồng thừa kế và bạn thấy thủ tục quá phức tạp thì bạn có thể nhờ Luật sư giúp bạn làm thủ tục kê khai và chia di sản thừa kế này.
Làm sao để chọn Luật sư phù hợp nhất cho sự việc của tôi ?
1. Địa phương nơi hành nghề của Luật sư là tiêu chí quan trọng nhất
Tham khảo thêm: điều 139 bộ luật hình sự 2009
Địa phương nơi hành nghề của Luật sư là một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi chọn Luật sư. Bạn nên chọn Luật sư gần nơi mà bạn đang sinh sống hoặc gần nơi bạn làm việc. Điều này tạo thuận lợi cho bạn trong việc đi lại, gặp mặt và trao đổi trực tiếp với Luật sư. Thường thì công việc của Luật sư sẽ kéo dài trong một khoản thời gian nhất định nên nếu chọn được Luật sư ở gần thì bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian đi lại sau này.
Bạn cũng có thể lựa chọn Luật sư ở gần nơi mà vụ việc của bạn cần phải được giải quyết nếu nơi bạn sinh sống hoặc làm việc khác với nơi đó (ví dụ, nếu bạn có tranh chấp mảnh đất thì bạn nên lựa chọn Luật sư ở địa bàn nơi mảnh đất đó toạ lạc). Thông thường, các Luật sư sẽ hiểu rõ thủ tục hành chính ở địa phương nơi mình hành nghề, cũng như có kinh nghiệm giải quyết công việc với các cơ quan nhà nước ở địa phương đó. Những lợi thế này có thể giúp Luật sư hỗ trợ bạn tốt hơn trong vụ việc của bạn.
Do sự phát triển của các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính nên việc giao tiếp với các Luật sư ở xa cũng trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn Luật sư ở bất cứ nơi nào nếu bạn chỉ muốn được Luật sư tư vấn qua điện thoại hoặc qua email (mà không cần gặp mặt trực tiếp).
2. Lĩnh vực hành nghề của Luật sư
Do các lĩnh vực pháp luật quá rộng lớn và đa dạng nên các Luật sư thường chọn chỉ tập trung hành nghề trong một số lĩnh vực nhất định. Điều này giúp các Luật sư có thời gian nghiên cứu chuyên sâu pháp luật lĩnh vực đó và tích luỹ được nhiều kiến thức hơn. Vì vậy, khi cần thuê Luật sư, bạn nên chọn Luật sư có lĩnh vực hành nghề phù hợp với vụ việc của bạn. Ví dụ, nếu bạn cần nhờ Luật sư giúp bạn tư vấn về ly hôn và chia tài sản thì những Luật sư hành nghề trong lĩnh vực tư vấn thuế hay tư vấn lao động sẽ không phải là lựa chọn tốt. Thay vào đó, bạn nên chọn Luật sư hành nghề trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình.
Thời gian hành nghề cũng là một yếu tố quan trọng, và những Luật sư đã hành nghề lâu năm sẽ có kiến thức phong phú và kinh nghiệm dày dạn, kể cả khi tư vấn hoặc khi tham gia bảo vệ quyền lợi của bạn tại phiên toà. Nếu vụ việc của bạn quá phức tạp hoặc có gía trị tranh chấp lớn, bạn nên cân nhắc lựa chọn Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm để hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, nếu vụ việc của bạn đơn giản thì lựa chọn Luật sư trẻ sẽ phù hợp hơn.
Luật sư trên iLAW hoạt động ở 12 Lĩnh vực pháp lý
- Luật sư Ly hôn, Hôn nhân gia đình: Hơn 400 Luật sư về Hôn nhân gia đình
- Luật sư Doanh nghiệp: Hơn 600 Luật sư chuyên về Kinh doanh và Doanh nghiệp
- Luật sư Đất đai- nhà ở: Hơn 400 Luật sư chuyên về Đất đai – nhà ở
- Luật sư Dân sự: Hơn 500 Luật sư chuyên về Dân sự
- Luật sư Hình sự: Hơn 400 Luật sư chuyên về Hình sự
- Luật sư Lao động: Hơn 200 Luật sư chuyên về Lao động
- Luật sư Bảo hiểm: Luật sư chuyên về Bảo hiểm
- Luật sư Hành chính: Hơn 50 Luật sư chuyên về các Lĩnh vực Hành chính
- Luật sư Giao thông – Vận tải: Luật sư chuyên về Giao thông – Vận tải
- Luật sư Sở hữu trí tuệ:: Hơn 60 Luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ
- Luật sư Thừa kế – di chúc: Hơn 200 Luật sư chuyên về Thừa kế – Di chúc
- Luật sư Thuế: Hơn 100 Luật sư chuyên về Thuế
3. Nhận xét của các khách hàng trước
Nhận xét (reviews) của các khách hàng trước đó cũng là một thông tin quan trọng mà bạn có thể tham khảo. Những Luật sư có nhiều lời khen từ các khách hàng trước chứng tỏ các khách hàng này hài lòng với chất lượng dịch vụ và hiệu quả công việc do Luật sư làm. Đây là Luật sư có uy tín trong nghề nghiệp, và bạn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư này.
+ 5,000 Luật sư hoạt động trên 12 lĩnh vực pháp lý
Tìm hiểu thêm: điều 229 bộ luật hình sự 2015
Số lượng luật sư có tư vấn pháp luật miễn phí:
500
Tôi phải trả bao nhiêu tiền phí cho Luật sư ?
Tuỳ vào Luật sư mà bạn lựa chọn mà mức phí có thể khác nhau. Nếu bạn chọn một Luật sư dày dạn kinh nghiệm và có danh tiếng thì Luật sư đó có thể sẽ tính một mức phí cao, và cùng với đó là chất lượng dịch vụ pháp lý cao cấp mà bạn sẽ nhận được tương xứng với mức phí mà bạn phải trả. Nhưng nếu bạn chọn một Luật sư trẻ thì bạn chỉ phải trả một mức phí thấp hơn.
Tuỳ vào thoả thuận của bạn với Luật sư mà khoản tiền mà bạn phải trả cho Luật sư có thể được tính theo các cách sau đây:
Phí theo giờ: Là cách tính phí mà theo đó bạn phải trả theo một đơn giá cố định cho mỗi giờ làm việc của Luật sư. Ví dụ, bạn sẽ thanh toán theo đơn giá là 500.000 đồng cho mỗi giờ Luật sư tư vấn cho bạn.
Phí trọn gói: Là cách tính phí mà theo đó bạn chỉ phải trả một khoản trọn gói cho Luật sư khi Luật sư giải quyết vụ việc của bạn. Ví dụ, bạn và Luật sư thoả thuận một khoản phí trọn gói là 5.000.000 đồng cho thủ tục xin giấy phép xây dựng cho căn nhà mà bạn dự định xây.
Phí tính theo tỷ lệ % của giá trị vụ việc: Là cách tính phí mà theo đó bạn sẽ trả cho Luật sư theo một tỷ lệ % nhất định của giá trị vụ việc, giá trị hợp đồng hay giá trị dự án mà bạn thuê Luật sư làm. Ví dụ, bạn và Luật sư thoả thuận khoản phí là 10% giá trị Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu mà bạn ký kết được sau khi bạn được Luật sư tư vấn và đàm phán với đối tác.
Phí cố định theo tháng: Là cách tính phí mà bạn sẽ trả một khoản phí cố định hàng tháng cho Luật sư để Luật sư thực hiện các dịch vụ pháp lý có tính chất thường xuyên cho bạn. Ví dụ, bạn và Luật sư thoả thuận khoản phí cố định là 10.000.000 đồng/tháng để Luật sư tư vấn thường xuyên cho công ty của bạn.
Các khoản chi phí phát sinh: Bạn và Luật sư cũng có thể thoả thuận về các khoản chi phí phát sinh trong quá trình Luật sư thực hiện công việc cho bạn. Ví dụ, các khoản chi phí đi lại của Luật sư nếu Luật sư phải di chuyển xa, hoặc các khoản phí sao chụp tài liệu, gửi bưu phẩm, hay các khoản phí mà Luật sư thay mặt bạn nộp cho cơ quan nhà nước.
Tìm hiểu thêm: đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật