logo-dich-vu-luattq

Quy định của pháp luật về ly thân và thủ tục ly hôn ? Quyền dành nuôi con sau khi ly hôn ?

Trả lời:

Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Xem thêm: Thủ tục ly thân

Vấn đề 1: Quy định về chế định ly thân.

Hiện nay, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình mới cho quy định về vợ chồng được quyền ly hôn theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Còn vấn đề ly thân hiện nay chưa được luật hóa, chưa được quy định cụ thể tại bất cứ điều luật nào.

Do vậy, hiện nay, Tòa án không giải quyết các vấn đề liên quan đến ly thân vì ly thân là một trong những chế định chưa được luật thừa nhận, chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến ly hôn theo quy định của pháp luật.

Nếu như hai vợ chồng muốn ly thân sẽ tự thỏa thuận và tự quyết định mà không có bất kỳ một cơ chế nào giải quyết vấn đề này.

Tìm hiểu thêm: Chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Vấn đề hai: Thủ tục giải quyết ly hôn

Trình tự, thủ tục li hôn:

Trong vụ án xin ly hôn cần có hòa giải cơ sở, nhưng không nhất thiết phải là hòa giải của UBND cấp xã. Đó có thể là hòa giải từ phía gia đình, hòa giải do tổ dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tiến hành. Các tài liệu cần có trong hồ sơ khởi kiện xin ly hôn thường gồm:

– Đơn xin ly hôn (nên mua mẫu của tòa án về khai, ký).

– Giấy đăng ký kết hôn

– Giấy xác nhận tình trạng chung sống của vợ chồng (mua mẫu của tòa về tự khai, thường tổ trưởng tổ dân phố ký xác nhận, UBND xác nhận chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố)

– Bản sao chứng minh nhân dân (sao có chứng thực của UBND hoặc sao tại tòa)

Đọc thêm: Quy trình mua bán cổ phiếu

– Bản sao sổ hộ khẩu

– Bản sao Giấy khai sinh của các con (nếu có con)

– Bản ý kiến của 2 bên bố mẹ, gia đình về việc xin ly hôn.

Trên đây là những giấy tờ tối thiểu để tòa án nhận đơn xin ly hôn. Do đó việc Tòa án yêu cầu bắt buộc phải có biên bản hòa giải không thành của UBND cấp xã mới nhận đơn là không đúng.

Vấn đề 3: Quyền nuôi con khi các bên ly hôn. Về quyền nuôi con. Điều 81 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bên cạnh đấy, nếu như bạn không được Tòa án giao cho quyền trực tiếp nuôi con, bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu theo quyết định của tòa án, bạn vẫn được quyền chăm sóc, thăm nom cháu theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Tham khảo thêm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !