logo-dich-vu-luattq

Thu hồi đất nông nghiệp để bán đấu giá

Thu hồi đất phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Khi không tự nguyện thực hiện theo quyết định thu hồi đất, người sử dụng đất có thể bị cưỡng chế thu hồi.

Chào bạn, chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của bạn. Theo thông tin bạn cung cấp và theo quy định pháp luật, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp để bán đấu giá

Đất 64 là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất 64?

Đất 64 là đất gì?

Trước tiên, đất 64 thực chất là đất đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP năm 1993 của Chính phủ.

Theo Nghị định 64/CP đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm:

– Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm;

– Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm;

– Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm canh, đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá được xác định để sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm.

Gia đình bạn được Nhà nước cấp sổ hồng (tên thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là chứng thư pháp lý để xác nhận việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đối với thửa đất được giao, thời hạn được công nhận tùy thuộc vào loại đất mà gia đình bạn được giao (Luật đất đai 2013).

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất 64?

Trước hết, thu hồi đất để bán đấu giá như thông tin bạn cung cấp, thực chất là trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013. Mục đích thu hồi đất có thể là để thực hiện Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn;…

Việc đấu giá là bước thực hiện sau khi đã tiến hành xong thủ tục thu hồi đất của người sử dụng đất. Ví dụ sau khi thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức bán đấu giá toàn bộ khu đất đã thu hồi để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới. Lúc này, các cơ quan, cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện đều có thể tham gia đấu giá, chọn đơn vị đủ năng lực để thực hiện dự án.

Cũng có thể bán đấu giá mà bạn nhắc tới vẫn nằm trong trình tự thu hồi đất, người tham gia đấu giá là trường hợp Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Đất đai 2013. Lúc này, họ phải tham gia đấu giá để có quyền sử dụng, sở hữu suất đất/nhà ở tái định cư.

Và vì vậy, các vấn đề bạn đang thắc mắc xoay quanh thẩm quyền thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất để bán đấu giá của phường đã đúng pháp luật hay chưa? Hay có phải di dời sang nơi ở mới khi bị thu hồi đất hay không đều xuất phát từ quy định về thẩm quyền, thủ tục thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân như sau:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

Đọc thêm: Quy định về mẫu giấy mua bán đất viết tay mới và chuẩn nhất

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Đọc thêm: Quy định về mẫu giấy mua bán đất viết tay mới và chuẩn nhất

Theo đó, trong trường hợp bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất đã được giao theo Nghị định 64/CP của gia đình bạn. Phường không phải là đơn vị được quyền thu hồi đất. Khi chưa thu hồi đất được thì cũng không có căn cứ để đấu giá phần diện tích thu hồi để thực hiện dự án.

Cũng cần phải lưu ý, việc thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục và thuộc vào các trường hợp được phép thu hồi theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Giá đất bồi thường là khác nhau cho mỗi loại đất bị thu hồi (Ảnh minh họa)

Phường có quyền cưỡng chế thu hồi đất của người dân không?

Quy định khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai 2013 về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau:

Điều 71. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

Như vậy, trong trường hợp người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất nhưng không thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thu hồi đất (cưỡng chế thi hành quyết đinh thu hồi đất). Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất, Ủy ban nhân dân phường không được quyền ban hành quyết định này.

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn có trách nhiệm phối hợp thực hiện các công việc khi Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thi hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất, cụ thể các công việc đó bao gồm:

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

Đọc thêm: 10 mẫu đăng tin bán nhà khiến người đọc phải click ngay

– Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;

Kết luận: Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của gia đình nhà bạn. Theo quy định pháp luật hiện hành, phường có trách nhiệm phối hợp thực hiện các công việc đã nêu ở trên.

Khi bị thu hồi đất có phải di chuyển chỗ ở không?

Gia đình bạn bị thu hồi đất phải di chuyển sang nơi ở mới nếu thuộc một trong số các trường hợp được quy định tại Điều 79 Luật Đất đai 2013, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:

– Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất ở hoặc bị thu hồi hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi;

– Bị thu hồi phần diện tích đất là đất ở của thửa đất, diện tích đất nông nghiệp còn lại của thửa đất không được công nhận là đất ở thì gia đình bạn được chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa phương, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và việc chuyển mục đích sang đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, có thể có các trường hợp sau phát sinh:

– Thửa đất mà gia đình bạn được giao theo Nghị định 64/CP đã chuyển mục đích toàn bộ sang đất ở, hoặc chuyển một phần sang đất ở: Theo quyết định thu hồi đất, gia đình nhà bạn bị thu hồi toàn bộ phần diện tích đất ở hoặc phần diện tích đất còn lại sau khi thu hồi không đủ để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất thì gia đình bạn sẽ được đền bù bồi thường bằng một suất đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư. Vì thế, gia đình bạn phải di chuyển chỗ ở trong trường hợp này.

– Thửa đất của gia đình bạn được chuyển mục đích một phần sang đất ở: Theo quyết định thu hồi đất, phần diện tích đất còn lại là đất nông nghiệp vẫn có thể đủ điều kiện để chuyển mục đích sang đất ở theo quy định thì gia đình bạn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất và không được bồi thường bằng suất đất tái định cư hay nhà ở tái định cư. Lúc này, gia đình bạn không phải thực hiện di dời chỗ ở;

– Thửa đất của gia đình bạn vẫn là đất nông nghiệp: Lúc này, theo quyết định thu hồi đất, gia đình bạn bị thu hồi toàn bộ phần diện tích đất nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 77, Điều 90 Luật Đất đai 2013, gia đình bạn được đền bù về đất cùng loại là đất nông nghiệp, các chi phí đầu tư vào đất còn lại, cây trồng/vật nuôi trên đất mà không được đền bù bằng nhà ở hoặc đất ở tái định cư. Vì bị thu hồi toàn bộ phần diện tích này nên việc gia đình bạn di dời khỏi phần diện tích đất bị thu hồi là điều bắt buộc phải thực hiện.

Lưu ý: Trong tất cả các tình huống này, nếu gia đình bạn không tự nguyện thực hiện theo quyết định thu hồi đất thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như chúng tôi đã giải đáp ở trên.

Nếu gia đình bạn không thực hiện theo quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thì có thể bị cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất. Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế nhưng có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về phường có quyền thu hồi đất để bán đấu giá không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

>> Trình tự thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 thế nào?

>> Nhà nước thu hồi đất có phải thỏa thuận với người dân không?

Tìm hiểu thêm: Có nên mua đất thanh lý của ngân hàng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !