logo-dich-vu-luattq

Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại giấy tờ phổ biến trong đời sống, hầu như ai cũng đã từng thấy qua và sở hữu, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều đó làm xuất hiện tình trạng nhiều người đặt ra câu hỏi số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là số nào? Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ giúp quý khách hàng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là số nào?

so giay chung nhan quyen su dung dat la so nao

Xem thêm: Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là số nào? (Cập nhật 2022)

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ rất quan trọng. Hiện nay, mẫu Giấy chứng nhận mới có tên pháp lý đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là số nào?

Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Hiện nay, các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Đọc thêm: Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (trường hợp được cấp trước ngày 10/12/2009 mà chưa cấp đổi);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (trường hợp được cấp kể từ ngày 10/12/2009).

4. Nội dung mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất?

– Trang 1: Gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trang 2: In chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

– Trang 3: In chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

– Trang 4: In chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

– Trang bổ sung Giấy chứng nhận: In chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

5. Thủ tục thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 1. Nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn nơi có đất)

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

Tham khảo thêm: Đất NTS là gì? Các quy định đặc biệt về đất NTS

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh (bộ phận một cửa).

– Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết

– Trong giai đoạn này, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

– Đối với người sử dụng đất chỉ cần nhớ nghĩa vụ của mình đó là thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Bước 4: Trao kết quả

– Sau khi UBND cấp huyện quyết định cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật thông tin vào Sổ địa chính và trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

– Người được cấp Giấy chứng nhận nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã giúp quý khách hàng giải đáp câu hỏi “số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là số nào?”. Mong rằng quý khách hàng đã hiểu hơn về vấn đề này và đón đọc, ủng hộ bài viết của ACC Group.

Đọc thêm: Bảng giá đất Phú Quốc tháng 6 năm 2021 cập nhật mới nhất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !