logo-dich-vu-luattq

Sinh mổ có bảo hiểm ở phụ sản hà nội

Chi phí sinh con có bảo hiểm y tế tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và những điều cần lưu ý 0

Điều dưỡng Đỗ Thị Thủy (cử nhân phòng điều dưỡng, bệnh viện Phụ sản Hà Nội) thông tin, bệnh viện Phụ sản Hà Nội có 2 khu sinh gồm khu sinh có bảo hiểm y tế và khu sinh dịch vụ.

Giữa hai hình thức sinh con này có một số điểm khác nhau, nên khi xác định đăng ký đẻ theo hình thức nào, các chị em cần biết một số vấn đề để có sự chủ động khi đến ngày “khai hoa, nở nhụy”.

Xem thêm: Sinh mổ có bảo hiểm ở phụ sản hà nội

Thủ tục sinh con có BHYT tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội:

– Thứ nhất, trong trường hợp Bảo hiểm y tế trái tuyến, mẹ bầu cần tới nơi đăng ký bảo hiểm ban đầu để làm giấy chuyển viện trước khi đến ngày chuyển dạ.

Nếu có giấy chuyển viện, sản phụ khi đi sinh sẽ được BHYT chi trả 80% chi phí theo quy định. Không có giấy chuyển viện, sản phụ chỉ được hưởng 40% chi phí theo quy định của bảo hiểm.

Sản phụ được nhân viên y tế chuyển lên khoa đẻ sau khi khám phân loại chuyển dạ. Ảnh: BVPS.

Sản phụ được nhân viên y tế chuyển lên khoa đẻ sau khi khám phân loại chuyển dạ. Ảnh: BVPS.

– Thứ hai: Khi có dấu hiệu chuyển dạ, người nhà đưa sản phụ vào bệnh viện, mang theo các giấy tờ:

+ Chứng minh thư nhân dân

+ Thẻ BHYT

+ Sổ hộ khẩu

-Thứ ba, sản phụ sẽ vào phòng 101 nhà C để các bác sĩ khám, phân loại chuyển dạ. – Với sản phụ đã làm hồ sơ sinh trước đó, hãy nhớ mã số hồ sơ sinh để lúc vào khám, chỉ phải đọc mã số là bác sĩ sẽ tìm được hồ sơ sinh của sản phụ.

Nếu sản phụ nào mới có dấu hiệu chuyển dạ thì sẽ được chuyển sang phòng chờ đẻ. Ở phòng chờ đẻ, chị em hoàn toàn yên tâm vì sẽ được nhân viên y tế của bệnh viện đo tim thai 1 tiếng/lần.

Nếu sản phụ đã chuyển dạ, tùy theo tình trạng của sản phụ, bác sĩ sẽ tư vấn nên sinh theo phương pháp đẻ tự nhiên hay sinh mổ. Trong trường hợp sản phụ sinh mổ, bác sĩ sẽ gọi người nhà vào ký giấy chuyển mổ.

– Sản phụ sẽ được chuyển lên khoa đẻ thường là khoa đẻ A2, tầng 2, vào các phòng đẻ A, phòng đẻ B, phòng đẻ C.

– Người nhà của sản phụ sẽ đi đóng tạm ứng 10 triệu, rồi đi mượn đồ của bệnh viện tại phòng mượn, trả đồ, ngồi đợi trước cửa phòng sinh.

Sinh và chăm sóc sau sinh có BHYT

Tham khảo thêm: Bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu tiền

Tại khoa đẻ A2, sản phụ sẽ được kíp trực theo dõi, đỡ đẻ (Quá trình thăm khám, các sản phụ sẽ được các hộ sinh ở khoa đẻ A2 hướng dẫn trực tiếp).

Trong quá trình đẻ thường/đẻ mổ, thì sản phụ đẻ thường sẽ được nhân viên y tế của khoa thăm khám, kiểm tra, nếu mẹ bầu nào đẻ thường đủ điều kiện sẽ được tư vấn sử dụng giảm đau trong đẻ.

Nếu sản phụ đẻ mổ sẽ được nhân viên y tế tư vấn sử dụng giảm đau sau mổ.

Đối với những sản phụ đăng ký sinh có BHYT, khi sản phụ lên khoa A2, người thân sẽ tách biệt hoàn toàn với sản phụ.

Người nhà sẽ ngồi ở ngoài phòng đẻ, khi nào sản phụ sinh sẽ được các nhân viên y tế của khoa gọi tới đón tay con trong thời gian rất ngắn. Chỉ tới khi sản phụ được chuyển tới phòng sau đẻ, người nhà mới được gặp sản phụ.

Sản phụ sinh mổ sẽ được gây tê màng cứng.

Sản phụ sinh mổ sẽ được gây tê màng cứng.

Sau khi sinh con xong, sản phụ sẽ được nằm ở phòng sau đẻ trong 6 giờ đầu. Qua 6 giờ đầu, sản phụ sẽ được chuyển lên khoa hậu sản (khoa A3, A4). Hộ sinh của khoa A3, A4 sẽ tiếp nhận và phân về phòng điều trị.

Tại phòng điều trị, sản phụ sẽ được các nhân viên hộ sinh tư vấn một số các chế độ dinh dưỡng, vận động, chăm sóc con, nuôi con bằng sữa mẹ…

Các hộ sinh cũng tư vấn những dịch vụ sau sinh của bệnh viện. Ví dụ: đối với bé sẽ có các dịch vụ sàng lọc cho con như đo tim bẩm sinh, đo thính lực, lấy máu gót chân sàng lọc các bệnh… Nếu gia đình đồng ý, các nhân viên hộ sinh sẽ đón bé đi để làm sàng lọc.

Trẻ sau khi sinh ra sẽ được khám sàng lọc sơ sinh nếu gia đình có nguyện vọng.

Trẻ sau khi sinh ra sẽ được khám sàng lọc sơ sinh nếu gia đình có nguyện vọng.

Đối với sản phụ cũng được tư vấn sử dụng các dịch vụ tắm khô, gội khô, siêu âm tổng quát trước khi ra viện, chiếu tia plassma…

Điều dưỡng Đỗ Thị Thủy cũng thông tin, dịch vụ tắm, gội khô là điểm ưu việt của bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện nay, bởi nhiều chị em vẫn giữ quan điểm kiêng tắm gội bằng nước sau sinh, nhưng sau khi sinh, sản phụ bị ra mồ hôi, sản dịch, cơ thể khó chịu thì có thể sử dụng dịch vụ tắm gội khô để cơ thể sạch sẽ, giúp các chị em thoải mái.

Em bé sẽ được các bác sĩ sơ sinh thăm khám hàng ngày cho con để phát hiện những bất thường. Còn mẹ thì sẽ được bác sĩ Sản khoa kiểm tra trước khi xuất viện.

Sau khi sinh thường, nếu sức khỏe mẹ và con đều ổn định, thì bác sĩ sẽ chỉ định xuất viện sau 1 – 2 ngày. Sản phụ sinh mổ sẽ có thời gian ở viện lâu hơn sinh thường.

Đọc thêm: Thanh toán bảo hiểm thất nghiệp như thế nào

Khi ra viện, các hộ sinh ở bệnh viện sẽ tư vấn thủ tục ra viện như: chế độ trả đồ, thanh toán, lấy giấy chứng sinh, hẹn tái khám…

Chi phí đẻ thường tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội:

Chi phí sinh con có bảo hiểm y tế tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và những điều cần lưu ý 4

*Bệnh viện Phụ sản cơ sở 1 (Cơ sở chính):

– Địa chỉ: số 929 phố Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

– Số điện thoại: 0967 370 488

– Tổng đài đặt khám: 1900 6922, phím 1 đến 6

*Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2:

– Địa chỉ: số 38 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

– Số điện thoại: 0967 370 488

– Tổng đài đặt khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2: 1900 6922, bấm phím 8.

*Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 3:

– Địa chỉ: Số 10 Quang Trung, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

– Số điện thoại: 0967 370 488

Tổng đài đặt khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2: 1900 6922, bấm phím 9.

Hướng dẫn đường đi tới bệnh viện Phụ sản Hà Nội:

Tham khảo thêm: CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !