1. Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, ngoài chế độ bảo hiểm thất nghiệp, rất nhiều người lao động có nhu cầu được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần rất nhiều người lao động có thắc mắc liên quan đến vấn đề sau khi đã lấy bảo hiểm một lần mình có được tiếp tục tham gia bảo hiểm không? Nếu được tiếp tục tham gia thì thủ tục tham gia như thế nào? Vấn đề tiếp tục tham gia bảo hiểm có bị ảnh hưởng hay không?
Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không
Để được giải đáp cụ thể các vấn đề về bảo hiểm xã hội quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp tới số tổng đài 1900.6169 để được kịp thời hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi liên quan đến bảo hiểm mà mình được hưởng.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Nội dung câu hỏi: Người lao động khi được hỏi số sổ bảo hiểm để Công ty đóng bảo hiểm cho người lao động trên số sổ đó thì nhận được câu trả lời là họ đã thanh toán chế độ bảo hiểm 1 lần, yêu cầu công ty mở sổ BHXH mới cho họ. Vậy việc này tôi nên trả lời người lao động như thế nào? Các Th đã chốt sổ nhận chế độ thanh toán bảo hiểm 1 lần có được tham gia đóng Bảo hiểm nữa không và thủ tục như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của Quý Công ty.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất đã nhận bảo hiểm xã hội một lần thì có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội không ?
Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Đọc thêm: Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Người làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hay theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mặc dù trước đây người lao động đã làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần và cơ quan bảo hiểm xã hội đã thu lại sổ bảo hiểm tuy nhiên nếu người lao động tiếp tục tham gia lao động và ký kết hợp đồng lao động thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai về việc cấp sổ mới khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội?
Người lao động sau khi nhận bảo hiểm xã hội một lần lại tiếp tục làm việc và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động phải khai báo đóng BHXH để tiếp tục đóng BHXH. Về việc cấp sổ mới hay lấy mã số sổ BHXH cũ phụ thuộc vào việc mã số sổ BHXH cũ đã bị hủy hay chưa? Do vậy, bạn cần yêu cầu họ cung cấp thông tin và tra cứu trên cơ sở dữ liệu bảo hiểm. Nếu vẫn có thông tin số sổ BHXH cũ thì phải đóng trên mã số sổ cũ đó. Nếu đã bị hủy số sổ đó thì mới có thể khai báo cấp sổ mới.
Hồ sơ xin cấp sổ bảo hiểm xã hội:
+ Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 (Quyết định 595/QĐ-BHXH)
+ Đối với đơn vị:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
Đọc thêm: Thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội (BHXH) cập nhật mới
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
–
Câu hỏi thứ 2 – Người lao động phải làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm?
Tôi có một vài thắc mắc về chốt sổ BHXH.Tôi làm việc cho công ty A từ tháng 6/2015 thì đến tháng 12/2015 tôi ký hợp đồng và đóng BHXH cho tôi. Trong quá trình làm việc do bất đồng quan điểm nên đến hết tháng 7/2016, công ty thông báo cho tôi nghỉ việc, nhưng đến tháng 10/2016 công ty mới làm thủ tục chốt sổ cho tôi. Bây giờ đã gần 1 năm trôi qua tôi đỏi sổ BHXH mà cty không chịu trả, công ty yêu câu tôi đóng tự nguyện 3 tháng từ tháng 8-10/2016 thì mới trả sổ. Vậy công ty làm như vậy có đúng không? Tôi phải làm gì để công ty trả số cho tôi. Khi tôi nghỉ làm ở cty này thì tôi đã tham gia đóng BHXH ở công ty khác rồi. Cảm ơn Luật gia minh đã tư vấn giúp!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt HĐLĐ
>> Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Theo đó, vì bạn chấm dứt hợp đồng lao động tháng 7 nên công ty sẽ có trách nhiệm báo giảm bảo hiểm cho bạn từ tháng 8/2016. Theo đó, việc sau khi nghỉ việc công ty yêu cầu bạn đóng bảo hiểm từ tháng 8/2016 đến tháng 10/2016 là trái với quy định pháp luật. Liên quan tới việc trả sổ thì trường hợp công ty không trả sổ bảo hiểm thì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa để giải quyết, buộc công ty phải thực hiện nghĩa vụ chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Tham khảo thêm: Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không