Toàn bộ quy định cần biết về bảo hiểm xã hội năm 2021 (ảnh minh họa)
Nội dung chính
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm
2. Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.
3. Bảo hiểm xã hội có mấy loại?
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết điều kiện, mức hưởng tất cả các chế độ tại đây.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
5. Quyền lợi khi tham gia BHXH
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, NLĐ sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
– Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
– Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật. 6. Mức đóng BHXH năm 2021
**Đối với BHXH bắt buộc
Đối với NLĐ là công dân Việt Nam
Người sử dụng lao động
Người lao động
BHXH
BHTN
BHYT
BHXH
BHTN
BHYT
HT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
HT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
14%
3%
0.5%
1%
3%
Tìm hiểu thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất năm 2022
8%
–
–
1%
1.5%
21.5%
10.5%
Tổng cộng 32%
Đối với NLĐ nước ngoài
Người sử dụng lao động
Người lao động
BHXH
BHTN
BHYT
BHXH
BHTN
BHYT
HT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
HT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
–
3%
0.5%
–
3%
–
–
–
–
1.5%
6.5%
1.5%
Tổng cộng 8%
Đối với BHXH tự nguyện: Xem chi tiết tại đây.
7. Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021
Vùng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Công việc giản đơn
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Công việc giản đơn
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I
4.420.000
4.729.400
4.641.000
4.965.870
4.729.400
5.060.458
Vùng II
3.920.000
4.194.400
4.116.000
4.404.120
4.194.400
4.488.008
Vùng III
3.430.000
3.670.100
3.601.500
3.853.605
3.670.100
3.927.007
Vùng IV
3.070.000
3.284.900
3.223.500
3.449.145
3.284.900
3.514.843
8. Cách tra cứu toàn bộ thông tin bảo hiểm xã hội trực tuyến:
Hiện nay, có 03 cách để tra cứu những thông tin về BHXH như quá trình đóng, chế độ hưởng…, cụ thể:
(1) Tra cứu trực tuyến tại trang của BHXH tại đây.
(2) Tra cứu qua ứng dụng VSIID:
(3) Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại
Xem chi tiết các cách tra cứu tại đây
Xem thêm:
BHXH Việt Nam đồng ý miễn đóng BHYT 8 tháng cho người lao động
Công ty chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động thì có bị phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu?
Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục ở nhiều đơn vị làm việc khác nhau không?
Trung Tài
Đọc thêm: CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ