logo-dich-vu-luattq

Quy định về ủy quyền trong luật dân sự 2015

Uỷ quyền là việc cá nhân, pháp nhân(sau đây gọi là bên ủy quyền) giao cho cá nhân, pháp nhân khác (sau đây gọi là bên được ủy quyền) thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền. Theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Vậy Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ủy quyền như thế nào? Có điểm mới gì so với Bộ luật dân sự 2005?

Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:

Xem thêm: Quy định về ủy quyền trong luật dân sự 2015

QUY ĐỊNH VỀ ỦY QUYỀN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
EQUITY LAW FIRM – TƯ VẤN THỦ TỤC TỐ TỤNG – TƯ VẤN PHÁP LUẬT – ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1. HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Các quy định về hợp đồng ủy quyền bao gồm:

a, Chủ thể của hợp đồng ủy quyền.

– Bên ủy quyền:

+ Cá nhân, pháp nhân.

+ Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Bên được ủy quyền:

+ Sẽ nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyên xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

+ Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có đây là một điểm mới so với Bộ luật Dân sự 2005. Theo quy định mới thì pháp nhân có thể là bên nhận đại diện theo ủy quyền.

b.Thời hạn ủy quyền.

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

c. Ủy quyền lại.

– Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

+ Có sự đồng ý của bên ủy quyền.

+ Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập; thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

– Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

– Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

d. Quyền và nghĩa vụ của các bên.

– Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

+ Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

Đọc thêm: Các hành vi vi phạm pháp luật

+ Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

– Quyền của bên được ủy quyền.

+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin; tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

– Nghĩa vụ của bên ủy quyền.

+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

– Quyền của bên ủy quyền.

+ Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

+ Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ.

d. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

– Trường hợp ủy quyền có thù lao:

+ Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

+ Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

– Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

– Trường hợp ủy quyền không có thù lao:

+ Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.

+ Nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

2.2. ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đại diện theo ủy quyền là đại diện xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Pháp luật quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

a. Các trường hợp đại diện theo ủy quyền.

– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

b. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

– Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập; thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

Đọc thêm: Khái niệm luật hôn nhân và gia đình

– Người đại diện có quyền xác lập; thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

– Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

c. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Theo thỏa thuận.

– Thời hạn ủy quyền đã hết.

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành.

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền.

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.

– Người đại diện không còn đủ điều kiện.

Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “QUY ĐỊNH VỀ ỦY QUYỀN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015“.

Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật – Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 0967 370 488 – 0967 370 488

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: info@dichvuluattoanquoc.com – info@dichvuluattoanquoc.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250

Quét mã QR Zalo Luật sư:

Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:

– HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

– THỦ TỤC LẬP DI CHÚC – ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC HỢP PHÁP

– THỦ TỤC PHÂN CHIA, KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Đọc thêm: điều 143 bộ luật hình sự

Bình luận

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !