logo-dich-vu-luattq

Hủy quá trình đóng BHXH do công ty nợ bảo hiểm được không?

Công ty cũ nợ bảo hiểm, hủy sổ BHXH được không?

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đều chưa có quy định về thủ tục hủy sổ BHXH khi công ty cũ nợ tiền bảo hiểm.

Tuy nhiên, Công văn số 3663/BHXH-THU của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh từng có hướng dẫn về việc hủy sổ BHXH như sau:

Xem thêm: Quá trình đóng bhxh

5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.

Theo đó, người lao động muốn hủy sổ BHXH thì phải cam kết việc không tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đối với quãng thời gian trước đó.

Trên thực tế nếu chỉ cam kết không thôi là chưa đủ bởi, cơ quan BHXH sẽ tiến hành xác minh xem người lao động có thực sự không tham gia BHXH ở quãng thời gian yêu cầu hủy hay không.

Trường hợp người lao động có đi làm, ký hợp đồng lao động và đóng BHXH theo quy định thì cơ quan BHXH sẽ không giải quyết yêu cầu hủy quá trình đóng BHXH cho người đó.

Tham khảo thêm: Khi nào được rút bảo hiểm xã hội

Lúc này, người lao động vẫn buộc phải tiến hành thủ tục gộp sổ để hưởng trọn các quyền lợi từ quỹ BHXH.

Xem thêm: Có được hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ khi có nhiều sổ không?

huy qua trinh dong bhxh do cong ty no bao hiem
Xin hủy quá trình đóng BHXH do công ty cũ nợ bảo hiểm được không? (Ảnh minh họa)

Công ty cũ đã phá sản nhưng còn nợ BHXH, chốt sổ được không?

Theo điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động, được thực hiện dưới sự phối hợp với cơ quan BHXH.

Do đó, nếu đã nghỉ việc nhưng chưa chốt sổ BHXH ở công ty cũ, người lao động vẫn phải quay lại đó để yêu cầu chốt sổ BHXH.

Tuy nhiên với trường hợp công ty cũ đã phá sản, người lao động không thể liên hệ để làm thủ tục chốt sổ thì có thể thực hiện quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Bởi hành vi không chốt sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động là trái quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nên người lao động hoàn toàn có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Đọc thêm: Mức lương của ngành bảo hiểm

Căn cứ Điều 119 Luật BHXH năm 2014, khi công ty đã phá sản, tức không còn tồn tại, người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện, cụ thể là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty cũ đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết việc chốt sổ.

Lúc này, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành xác minh và liên hệ với cơ quan BHXH để chốt sổ BHXH cho người lao động.

Trường hợp công ty cũ đã phá sản mà vẫn còn đang nợ tiền bảo hiểm, cơ quan BHXH sẽ chỉ xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo khoản 1 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH).

Nếu sau này thu hồi được số tiền còn nợ BHXH thì sẽ xác nhận bổ sung trên sổ BHXH cho người lao động.

Xem thêm: Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, phải làm sao?

Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến việc hủy quá trình đóng BHXH do công ty nợ bảo hiểm. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Không gộp sổ bảo hiểm có ảnh hưởng tới quyền lợi?

Tìm hiểu thêm: Không nón bảo hiểm phạt bao nhiêu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !