Đất NTS là gì? Loại đất này sử dụng cho mục đích gì, có được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi không?
Các loại ký hiệu như DTT, GDG, MNC,… đều dùng để chỉ một loại đất nhất định, theo bảng ký hiệu các loại đất của pháp luật hiện hành. Việc tìm hiểu về các loại ký hiệu giúp người dân trong quá trình tiếp xúc với các loại giấy tờ về đất đai ít bỡ ngỡ, dễ hiểu hơn. Đồng thời, xác định được loại đất đang sử dụng là gì, có các quy định như thế nào.
Xem thêm: Nts là đất gì
Dưới đây là một số quy định quan trọng cần biết về đất NTS.
Nội dung chính
Đất NTS là gì?
NTS là ký hiệu của đất nuôi trồng thủy sản, thuộc nhóm đất nông nghiệp theo phân loại đất dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai. Loại đất này sẽ được sử dụng cho mục đích nuôi, trồng thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
Điều 2 Luật Thủy sản 2003 có quy định: Đất để nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản NTS
Khoản 1 và 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức đất nuôi trồng thủy sản như sau:
- Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Tham khảo thêm: Mua bán đất bằng giấy viết tay không công chứng
Việc giao đất phải tuân theo quy định về hạn mức. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi nếu có thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc bồi thường về đất đai.
Đất NTS có được chuyển đổi, chuyển nhượng?
Theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai 2013, đất nuôi trồng thủy sản được phép chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải đáp ứng được điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Riêng với việc chuyển nhượng, dù được phép nhưng đất nuôi trồng thủy sản cũng cần đảm bảo điều kiện chuyển nhượng, hạn mức chuyển nhượng.
>>> Chi tiết: Chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản [Tất tần tật]
Nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi đất NTS
Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất thì:
Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý, thời hạn nộp tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo Thông báo.
- Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo.
- Quá thời hạn quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, người sử dụng đất chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất theo Thông báo thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế trừ trường hợp có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với những trường hợp được ghi nợ.
Đất nuôi trồng thủy sản NTS có được bồi thường?
Đọc thêm: Điều kiện tách thửa đất thổ cư để bán theo quy định mới năm 2022 ?
Đất nuôi trồng thủy hải sản thuộc nhóm đất nông nghiệp, trong trường hợp nhà nước thu hồi thì người sử dụng được nhận bồi thường theo quy định tại điều 77 Luật Đất đai 2013. Theo đó: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
- Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế. Như vậy, đất NTS sẽ được bồi thường trong mức hạn mức giao đất đã được đề cập ở trên.
- Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”
Như vậy, nếu thu hồi đất nông nghiệp là đất nuôi trồng thủy hải sản, nhà nước sẽ tiến hành bồi thường bằng tiền hoặc bằng đất. Giá đất bồi thường được tính dựa trên mức giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành ở thời điểm xảy ra sự kiện thu hồi đất.
Quy định mới về đất NTS cần biết
Từ ngày 1/9/2022 một số quy định mới về đất đai sẽ có hiệu lực, trong đó có quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm các trường hợp được bổ sung liên quan đến đất nuôi trồng thủy hải sản như sau:
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp này, người sử dụng đất nuôi trồng thủy sản hoặc muốn chuyển đổi sang đất nuôi trồng thủy sản không cần tiến hành theo hồ sơ, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất như các quy định trước đây mà chỉ cần đăng ký biến động đất đai.
Trên đây là một số thông tin cũng như giải đáp đất NTS là gì. Bạn đọc tham khảo để hiểu hơn về loại đất này cũng như ứng dụng hiệu quả trong quá trình sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, thực hiện đúng nghĩa vụ.
Xem thêm:
Tìm hiểu thêm: Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp
- Thuế bất động sản: thực trạng và đề xuất
- Hướng dẫn tính thuế chuyển quyền sử dụng đất chuẩn nhất (Luật hiện hành)
- 4 điều cần biết về luật thừa kế đất trồng lúa