Trả lời:
Trước tiên bạn phải xác định rõ bạn ly hôn dưới hình thức nào. Theo quy định của pháp luật có hai hình thức ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn, hai hình thức này hoàn toàn khác nhau cụ thể:
Xem thêm: Nộp đơn ly hôn bao lâu thì được giải quyết
Thứ nhất, về bản chất thì đơn phương ly hôn là ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hay nói cách khác là việc chỉ một bên vợ, hoặc chồng muốn nộp đơn ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn mà người còn lại không đồng ý về việc ly hôn này. Còn thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn dựa trên sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, còn nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Cụ thể được quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Thứ hai, về hồ sơ chuẩn bị để ly hôn:
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn bản cập nhật mới nhất năm 2022
– Mẫu đơn:
+ Đơn ly hôn đơn phương có chữ ký của một bên vợ hoặc chồng – người trực tiếp nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết ly hôn (theo mẫu của Tòa án);
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có chữ ký của cả hai bên vợ và chồng (theo mẫu của Tòa án);
– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
– Bản sao chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng;
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung (nếu có);
Đọc thêm: Cưỡng ép kết hôn là gì ? Một số dấu hiệu của hành vi cưỡng ép kết hôn ?
– Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của gia đình;
– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung của 2 vợ chồng: như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng kí xe,…(nếu có tranh chấp về tài sản).
Thứ ba, về trình tự và thời gian giải quyết:
“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 54. Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
>> Xem thêm: Xin mẫu đơn ly hôn mới nhất năm 2022 ? Hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh
Theo đó, giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn sẽ theo trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự còn giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương giải quyết theo thủ tục của một vụ án dân sự theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:
+ Sau khi vợ/chồng gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai bên vợ/chồng cư trú, trong thời hạn 05 – 08 ngày làm việc tòa án sẽ kiểm tra đơn và gửi thông báo nộp tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Đọc thêm: Ly hôn thuận tình
+ Sau khi nhận được thông báo tạm ứng án phí, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phi cho Tòa án.
+ Nếu Hòa giải không thành, xét thấy 2 bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời 7 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
– Đối với trường hợp ly hôn đơn phương:
+ Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
+ Hòa giải: Theo quy định tạiĐiều 54Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
+ Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Theo đó các bên phải có mặt, nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình mới nhất của tòa án năm 2022
Thứ tư, khác nhau về nghĩa vụ nộp tiền án phí sơ thẩm: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 147Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, còn thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
“Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.”
>> Tham khảo ngay: Đơn phương ly hôn thì nộp đơn ở đâu ? Hồ sơ ly hôn đơn phương cần những gì?
Đọc thêm: Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết sẵn