Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phổ biến hiện nay và nhiều người vẫn chưa nắm được nắm được thủ tục trình báo giải quyết thế nào để đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp cho mình. Qua bài viết dưới đây, Lawkey xin chia sẻ với bạn đọc các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Nội dung chính
Thế nào là tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Trên thực tế có rất nhiều dạng tranh chấp, điển hình là:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Tham khảo thêm: Ubnd cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không
Việc giải quyết tranh chấp đất đai được bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Việc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản như sau:
- Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
- Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
- Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.
Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai
1.Hoà giải
Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau, nếu hòa giải không thành thì yêu cầu Ủy ban nhân cấp xã hòa giải.
- Nếu thành: UBND cấp xã lập biên bản chứng nhận kết quả hòa giải. Nếu hòa giải mà làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất ban đầu thì UBND cấp xã phải gửi biên bản cho Phòng tài nguyên môi trường hoặc Sở tài nguyên môi trường để được thông qua và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mới.
- Nếu không thành: Đối với tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết. Còn nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
2. Giải quyết tranh chấp
- ở tài nguyên môi trường để được thông qua và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mới.
- Nếu không thành: Đối với tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết. Còn nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
3. Giải quyết tranh chấp
Tham khảo thêm: Ví dụ về tranh chấp đất đai
Tùy vào từng vụ việc mà sẽ do UBND cấp huyện hay UBND cấp tỉnh giải quyết:
- UBND cấp huyện: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- UBND cấp tỉnh: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Như vậy, có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai:
- Theo trình tự tố tụng dân sự: Khi người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
- Theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND.
Xem thêm; Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Trên đây là nội dung bài viết Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Công ty Luật Lawkey để được giải đáp miễn phí. Hotline 1900 25 25 11
Tham khảo thêm: Quy định về phân lô tách thửa