Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện (xác lập) các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính… (như ký hợp đồng, tham dự phiên tòa…).
Để hiểu thế nào là người đại diện theo pháp luật của một cá nhân hay tổ chức, trước hết cần phải hiểu đại diện là gì?
Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật
Đại diện là gì?
Theo qui định tại Bộ luật dân sự, đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Không chỉ cá nhân, mà pháp nhân (công ty, tổ chức xã hội …) hoặc chủ thể khác đều có quyền và có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (như mua bán hàng hóa, ký hợp đồng cho thuê nhà…) thông qua người đại diện của mình.
Tham khảo thêm: Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành
Tuy nhiên, cá nhân không được để người khác đại diện cho mình trong trường hợp mà pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Thông thường, đây là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân – vốn có đặc tính không thể chuyển giao cho người khác được.
Ví dụ: một người chồng không thể ủy quyền cho một người khác đại diện để “làm chồng” đối với… người vợ của mình!
Việc phát sinh quan hệ đại diện được xác lập theo hai hình thức: do pháp luật quy định hoặc theo sự uỷ quyền.
Ví dụ: Người đại diện của công ty là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy phép đăng ký kinh doanh (thường là giám đốc) do Sở kế hoạch và đầu tư cấp. Đây là trường hợp đại diện mà pháp luật quy định.
Đọc thêm: điều 55 bộ luật hình sự
Tiếp đó, nếu như vị giám đốc công ty này lại ủy quyền cho một nhân viên khác, chẳng hạn là anh A, đi dự họp tại cơ quan thuế – thì anh A sẽ trở thành người đại diện cho giám đốc công ty. Đây là trường hợp đại diện theo ủy quyền (do được ủy quyền mà có tư cách đại diện).
Xem thêm: Địa vị pháp lý của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trong công ty Cổ phần
Những chú ý về người đại diện pháp luật
Như đã nói, “đại diện theo pháp luật” là sự đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Pháp luật qui định “người đại diện theo pháp luật” trong một số trường hợp như sau:
- Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật;
- Đối với người được giám hộ – Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật;
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật;
- Đối với hộ gia đình – Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.
Một số thông tin khác nên tham khảo:
- Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- Dịch vụ công bố hợp quy rượu
Để thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật cho công ty của bạn, vui lòng xem bài viết này.
Tham khảo thêm: Tội ngoại tình trong luật hình sự