Câu hỏi: Thưa luật sư, Anh chị cho em hỏi một vấn đề sau ạ: Em làm cho 1 doanh nghiệp Hàn Quốc theo hợp đồng lao động đã ký kết có thời hạn 1 năm từ 01/06/2020-31/05/2021, nhưng do em không thích làm ở đó nữa nên đã làm đơn nghỉ việc, báo trước 1 tháng là ngày 17/03/2021 và thời gian em bắt đầu nghỉ việc là 17/04/2021, công ty đã chấp nhận đơn nghỉ việc của em (Sếp đã ký và đưa vào phòng nhân sự – em không có bản để đối chứng). Nhưng công ty đã thu sổ bảo hiểm gốc của em mà không có biên bản giao nhận, sau 1 tháng kể từ ngày nghỉ việc tới nay em chưa được trả sổ bảo hiểm. Em gọi hỏi phòng nhân sự thì họ trả lời là em làm việc tới 16/04/2016 nên bảo hiểm tháng 4 vẫn phải đóng, sang tháng 5 họ mới chốt được sổ (Báo giảm bảo hiểm tháng 5) nên phải sang tháng 6 mới có thể trả sổ bảo hiểm cho em được.
Như vậy thì công ty có làm sai không ạ? Vì theo luật chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày người lao động nghỉ việc, công ty phải có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm và thanh toán mọi quyền lợi cho người lao động. Và nếu em không nhận được sổ bảo hiểm từ công ty cũ thì em phải làm gì để có thể đăng ký bảo hiểm thất nghiệp và đòi lại quyền lợi cho mình ạ?
Xem thêm: Nghỉ việc bao lâu thì có sổ bảo hiểm
Em xin anh chị tư vấn giúp e với!
Luật sư tư vấn:
Nội dung chính
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì ?
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH) được Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm bù đắp một phần thu nhận của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
BHTN là một chính sách của Nhà nước giúp cho người lao động có việc làm để có thể tự chăm lo cho cuộc sống bản thân khi chẳng may thất nghiệp và nhìn rộng hơn nữa là tạo được một môi trường lao động lành mạnh cho cả xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội có thể xảy ra khi người lao động không có một cơ chế an toàn. Bên cạnh đó, chính sách về BHTN còn gián tiếp phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo cho người dân luôn có việc làm.
2. Doanh nghiệp chậm trả số bảo hiểm xã hội thì phải làm sao ?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin phép được đưa ra những giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 48, Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 thì:
Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm….
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Tham khảo thêm: Mua thẻ bảo hiểm y tế ở đâu hà nội
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, công ty của bạn không thuộc các trường hợp đặc biệt như đã nêu ở khoản 1 Điều 48 ở trên thì phải có trách nhiệm phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác liên quan cho bạn trong thời gian tối đa 14 ngày. Nếu công ty cố tình kéo dài thời gian này, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện trực tiếp công ty này đến Tòa án nhân dân mà không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động theo điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.
Đối với việc bạn đăng kí bảo hiểm thất nghiệp thì việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc phải do người lao động và người sử dụng lao động đóng và phải có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội. Như vậy, bên cạnh các điều kiện đủ để bạn có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp, bắt buộc bạn phải có sổ bảo hiểm xã hội mới có thể chứng minh được thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn và từ đó làm căn cứ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đổi sang công ty mới ?
Trả lời:
Do bạn làm việc ở công ty cũ và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 1 năm 3 tháng, theo Điều 50 Luật việc làm 2013 thì bạn đã hưởng đủ thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp (tham gia bảo hiểm thất nghiệp 12 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp), 3 tháng lẻ còn lại sẽ được bảo lưu để cộng vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty mới. Do vậy, khi bạn nộp sổ bảo hiểm vào công ty mới, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được tính là 3 tháng bảo lưu + 24 tháng (2 năm) tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở công ty mới.
Theo quy định của Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 xác định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
Đọc thêm: Số điện thoại thắc mắc về bảo hiểm y tế
e) Chết.
Như vậy, nếu bạn thuộc đối tượng chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật, và đã đóng bảo hiển thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 thì:
Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy, mức hưởng của bạn sẽ được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 06 tháng liền kề liền kề trước khi thất nghiệp. Theo đó, cách tính như sau:
Tiền lương trung bình 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp liền kề trước khi thất nghiệp là:
(4.190.000 + 3.860.000 x 5) / 6 = 3.915.000 VND
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mà hàng tháng bạn được hưởng là:
3.915.000 x 60% = 2.349.000 VND/tháng.
5. Hưởng trợ cấp thất nghiệp ở đâu ?
Trả lời:
Căn cứ theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì:
Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Vậy bạn có thể nộp hồ sơ hưởng BHTN tại địa phương nơi bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nghỉ việc và đảm bảo đủ các loại giấy tờ hồ sơ được quy định bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của công ty chúng tôi với trường hợp của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ công ty Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Tham khảo thêm: Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu tphcm