Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Nhà nước quy định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật những năng lực nhất định gọi là năng lực pháp luật. Vậy, năng lực pháp luật là gì và có những đặc điểm gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Nội dung chính
- 1 Năng lực pháp luật là gì?
- 2 Năng lực pháp luật có những đặc điểm gì?
- 2.1 Thứ nhất: Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể tách rời của mỗi chủ thể.
- 2.2 Thứ hai: Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên mà được Nhà nước điều chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật.
- 2.3 Thứ ba: Năng lực pháp luật của không thể chuyển giao, không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Năng lực pháp luật là gì?
Năng lực pháp luật là khả năng cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, quyền ở đây là những cách xử sự mà Nhà nước cho phép chủ thể tham gia quan hệ pháp luật được làm, còn nghĩa vụ là những cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể đó phải làm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Năng lực pháp luật là gì
Trong mỗi quan hệ pháp luật khác nhau, các quyền và nghĩa vụ của chủ thể sẽ khác nhau theo quy định của ngành luật điều chỉnh quan hệ đó, chẳng hạn: năng lực pháp luật dân sự, năng lực pháp luật hành chính, năng lực pháp luật hình sự,…Tức là, trong mỗi quan hệ pháp luật cụ thể thì pháp luật quy định cho chủ thể năng lực pháp luật khác nhau.
Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, có thể là pháp nhân.
Tham khảo thêm: Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình
Năng lực pháp luật có những đặc điểm gì?
Để giúp Quý độc giả có thêm những thông tin hữu ích, ngoài việc giải đáp “Năng lực pháp luật là gì?”, chúng tôi xin đưa ra những đặc điểm của năng lực pháp luật như sau:
Thứ nhất: Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể tách rời của mỗi chủ thể.
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi.Ví dụ: mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh cá nhân,… ngược lại mọi cá nhân có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh của người khác,…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi người đó còn trong bào thai (như quyền thừa kế, quyền này được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ nếu người đó được sinh ra và con sống); có những quyền nhân thân mà đến một độ tuổi nhất định mới có (như: quyền của vợ, chồng, giám hộ,…). Cũng có những quyền mà sau khi cá nhân chết đi mới có (như: quyền được khai tử) hoặc khi chết đi mà quyền đó vẫn còn(như: quyền giữ bí mật đời tư, quyền hình ảnh,…).
Tham khảo thêm: Vai trò của pháp luật đối với nhà nước
Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc được Nhà nước thừa nhận. Năng lực pháp luật của tổ chức chấm dứt khi tổ chức đó giải thể, phá sản hoặc sáp nhập vào một tổ chức khác. Chẳng hạn như: quyền thừa kế, quyền đối với tên, quyền tài sản,…
Thứ hai: Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên mà được Nhà nước điều chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật.
Chỉ những quyền và nghĩa vụ được Nhà nước công nhận hay điều chỉnh bằng các chế định pháp luật thì mới làm hình thành năng lực pháp luật của cá nhân, tổ chức. Chẳng hạn, cá nhân trong quan hệ họ hàng có quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau nhưng các quyền và nghĩa vụ đó không được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ đó không phải là năng lực pháp luật của cá nhân.
Thứ ba: Năng lực pháp luật của không thể chuyển giao, không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Năng lực pháp luật chỉ là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chưa liên quan đến trách nhiệm khi chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó nên năng lực pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức là như nhau cả về mức độ, độ tuổi, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức,… Chẳng hạn, người bị thiểu năng về trí tuệ cũng có quyền thừa kế như người có khả năng nhận thức bình thường, dù là trẻ em hay người lớn đều có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến khái niệm về năng lực pháp luật và một số đặc điểm cơ bản của năng lực pháp luật.
Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết Năng lực pháp luật là gì?, Quý vị xin vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Đọc thêm: Luật Công chứng 2014 số 53/2014/QH13