Nam, nữ được xác lập quan hệ hôn nhân khi tuân thủ các quyền của pháp luật về điều kiện kết hôn và phải được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy hôn nhân cụ thể là gì?
Nội dung chính
Hôn nhân là gì?
Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình có quy định:
Xem thêm: Mục đích của hôn nhân là gì
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
Như vậy khi nam, nữ có mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc họ tiến hành đăng ký kết hôn khi đáp ứng các điều kiện theo quy định thì họ được xác lập quan hệ hôn nhân.
Hôn nhân là mối quan hệ gắn liền với nhân thân của hai bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Và quan hệ vợ chồng sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên. Hôn nhân cũng là sự kết hợp của vợ chồng về tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp…
Bên cạnh, việc xác lập quan hệ hôn nhân với mục đích chung sống với nhau thì cũng có những trường hợp xác lập quan hệ hôn nhân không nhằm mục đích sống chung và xây dựng gia đình, mà vì mục đích khác để kết hôn giả tạo, thì quan hệ hôn nhân đó không được pháp luật thừa nhận, đồng thời các bên không phát sinh quan hệ hôn nhân trước pháp luật.
Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình cũng quy định kết hôn chính là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau. Có thể thấy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Và khi kết hôn, cả hai bên nam, nữ đều phải tuân thủ các điều kiện kết hôn theo quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền.
Hôn nhân chính là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. (Ảnh minh họa)
Đặc điểm của hôn nhân là gì?
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình, hôn nhân có những đặc điểm sau:
– Hôn nhân là sự liên kết giữa hai người nam và nữ – là hôn nhân một vợ một chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5)
Tìm hiểu thêm: Vì sao ngày càng nhiều người quyết định không kết hôn, hoặc kết hôn cũng không sinh con?
Vì là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, nên những người cùng giới tính không thể xác lập quan hệ hôn nhân với nhau.
– Hôn nhân dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: tự quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không bị cản trở. Sau kết hôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng.
– Trong quan hệ hôn nhân nam, nữ hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật; có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt; không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam hay người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào… (khoản 2 Điều 2).
– Trong quan hệ hôn nhân, các bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật: tuân thủ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, khi chấm dứt hôn nhân…
Mục đích của hôn nhân là gì?
Có thể thấy, mục đích cao cả nhất, lớn nhất của hôn nhân là nhằm xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững.
Mục đích của hôn nhân là để xây dựng gia đình, là các vấn đề về pháp lý và đời sống được các chủ thể cụ thể là vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân cùng hướng tới thực hiện.
Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long xưa kia đều quy định người chồng có quyền bỏ vợ nếu người vợ không có khả năng sinh con. Cũng tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có quy định cấm người bị bất lực hoàn toàn về sinh lí kết hôn.
Quan niệm về hôn nhân Việt Nam đã dần thay đổi, tiến bộ hơn. Hiện nay, việc sinh con không còn được xem là mục đích của hôn nhân, vì vậy cho dù hai vợ chồng dù sống với nhau nhưng không có con họ vẫn cùng nhau xây dựng gia đình.
Nếu việc kết hôn chỉ nhằm mục đích hưởng lợi về tài sản hoặc các lợi ích khác thì quan hệ hôn nhân đó không được thừa nhận. Mặt khác, nếu vợ chồng chung sống nhưng không thể xây dựng được gia đình hạnh phúc, bền vững thì mối quan hệ hôn nhân đó không đạt được mục đích của hôn nhân. Lúc này, một trong hai có thể yêu cầu ly hôn và được Tòa án giải quyết.
Mục đích của việc kết hôn thường thống nhất với mục đích hôn nhân, tuy nhiên cũng có trường hợp mục đích của việc kết hôn trái với mục đích hôn nhân, như kết hôn giả tạo…
Ý nghĩa của hôn nhân là gì?
Hôn nhân đối với mỗi người có ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa nhất của hôn nhân đó là mong muốn có một gia đình của mỗi cá nhân.
Đọc thêm: Làm giấy chứng nhận kết hôn giả
Mỗi cuộc hôn nhân đều có chuẩn mực riêng, không có tiêu chuẩn chung để mọi người có thể tuân theo.
Hôn nhân đòi hỏi trách nhiệm của cả hai bên đối với cuộc sống gia đình chung chứ không phải chỉ là trách nhiệm riêng với nhau.
Trong hôn nhân có thể một trong hai người hoặc cả hai phải hy sinh sở thích cá nhân nếu nó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ chung, cuộc sống chung của gia đình.
Hôn nhân còn có ý nghĩa trong quá trình mỗi người tự hoàn thiện bản thân mình bởi vợ chồng tiếp xúc với nhau hàng ngày, đó là điều kiện thúc đẩy cả hai cùng nhau trưởng thành về nhận thức cũng như tình thần.
Khi chung sống với nhau, người bạn đời có thể là chiếc gương phản chiếu giúp chúng ta hiểu rõ mình hơn. Nhận thấy bản thân mình còn thiếu sót ở đâu, để từ đó có thể hoàn thiện bản thân.
Hôn nhân được xem là một sự ràng buộc thiêng liêng, mang đến cho mỗi người người bạn đời để có thể cùng nhau vượt qua mọi thử thách của cuộc sống. Những giá trị của hôn nhân có thể kể đến đó là sự thủy chung, là sự đồng cảm, thấu hiểu, và vị tha…
Chấm dứt hôn nhân là gì?
Hôn nhân là mối quan hệ tồn tại lâu dài, nhưng nó không mang tính chất vĩnh cửu mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi một trong hai người trong mối quan hệ hôn nhân muốn thay đổi trạng thái đó thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt theo quyết định của toà án.
Trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật, trạng thái đó cũng sẽ được chấm dứt trước pháp luật. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì khi có một trong các sự kiện sau sẽ dẫn đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân:
– Vợ chồng li hôn
– Một bên hoặc cả hai vợ chồng chết
– Một bên hoặc cả hai vợ chồng bị toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật dân sự.
Một khi chấm dứt hôn nhân là đồng nghĩa với việc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. Nếu trong trường hợp chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết thì người còn sống có quyền được thừa kế di sản của người chết hoặc bị coi là đã chết. Vừa rồi HieuLuat đã đưa các thông tin giải đáp hôn nhân là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Lời khuyên cho người sắp ly hôn